Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ nhịp quân hành trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Minh Nhật - 2 giờ trước

Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà là một trong những thành viên của tổ thuyết minh, người giữ nhịp quân hành trong lễ diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30/4.

Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà người giữ nhịp quân hành trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4
Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà người giữ nhịp quân hành trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Không xuất hiện trong hàng quân, không được săn đón bởi công chúng và cũng chẳng có những khoảnh khắc gây xôn xao cõi mạng, nhưng chị và đồng đội lại là những người giữ nhịp quân hành trong lễ diễu binh, diễu hành.

Tiếng nói của chị, thậm chí còn truyền sức mạnh cho những bước chân của đồng đội. Chị là Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà – Phó chủ nhiệm khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

5 lần vinh dự, tự hào

Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà là một trong những thành viên của tổ thuyết minh 8 người. Những người ngồi trong cabin với giọng đọc quen thuộc trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

“Thuyết minh trong lễ diễu binh không giống như người dẫn chương trình một sự kiện bình thường. Nó đòi hỏi tính hiệu triệu, niềm kiêu hãnh, tự hào, tình yêu đất nước, sự biết ơn.

Trái tim người lính trong tôi được tôi luyện suốt những năm tháng quân ngũ, cùng những cơ hội tôi được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia thuyết minh, để giờ đây tôi tiếp tục có điều kiện tham gia và hỗ trợ anh chị em tổ thuyết minh, tiếp tục truyền lửa cho những bước chân tiến vào lễ đài” - Thượng tá Hà tâm sự về công việc của mình.

Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà và đồng đội trong phòng thuyết minh. Ảnh: NVCC
Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà và đồng đội trong phòng thuyết minh. Ảnh: NVCC

Theo chị Hà, chính bởi vậy mà thuyết minh viên của buổi lễ diễu binh, diễu hành trọng đại được tuyển chọn kỹ lưỡng từ ba miền Bắc – Trung – Nam. Họ là những giọng đọc được rèn giũa từ thanh âm và tâm hồn của người lính, để mỗi câu chữ cất lên không chỉ là thông tin mà là khí phách, là niềm tự hào của cả dân tộc.

Không phải ai cũng biết, để có được những lời thuyết minh đong đầy cảm xúc ấy, những người thuyết minh đã ngày đêm luyện tập, chỉnh sửa từng nhịp điệu giọng đọc, từng hơi thở cất lên. Không đơn thuần là đọc, họ phải thổi hồn vào từng câu chữ. Phải có “chất thép” để giọng đọc vững vàng mà không lạnh lùng; phải có “chất lửa” để âm vang dậy mà không phô trương.

"Đọc trực tiếp cho dù bất cứ điều gì ảnh hưởng đến tinh thần cũng phải bỏ qua hết để truyền được lửa vào trong trái tim của mỗi người. Chúng tôi không phải chỉ kể một câu chuyện lịch sử, truyền đi những thông điệp của đất nước, của Đảng, của dân tộc mà nó là sự biết ơn, sự tự hào.

Chúng tôi coi mình như là người trung gian truyền lửa cho thế hệ sau. Tôi cũng tự thấy mình phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình công tác, làm việc để xứng đáng với sự hy sinh, mất mát của cha ông" - Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà.

Đây không phải là lần đầu tiên đảm nhiệm một công việc vinh dự, tự hào này. Lễ diễu binh, diễu hành tại thành phố mang tên Bác đánh dấu lần thứ 5 Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà có mặt để thuyết minh cho những sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia.

Gần đây nhất, vào năm 2024 chị cũng là người kể chuyện thầm lặng tại "Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ".

Xuất thân từ thanh nhạc, chị Hà cho biết kỹ thuật thanh nhạc cũng giúp chị biểu đạt được thần thái, cảm xúc trong từng lời thuyết minh, nhưng bên trong đó còn là tình cảm, sự tự hào và nền tảng từ truyền thống gia đình.

“Gia đình tôi từ ông bà đến bố đều có công với cách mạng. Bố tôi từng đi kháng chiến, anh trai tôi hy sinh năm 1969 đến giờ vẫn chưa tìm được mộ. Tôi cảm nhận giọng đọc của tôi được nuôi dưỡng trong truyền thống đó nên tình yêu và sự biết ơn cũng lớn hơn”- Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà bày tỏ.

Một không khí tuyệt vời ở TP.HCM

Để đến TP.HCM, chị và những đồng đội tham gia lễ diễu binh, diễu hành đã xuất phát từ Hà Nội bằng tàu. Mỗi ga dừng nghỉ lại đem đến cho chị những cảm xúc khác nhau, ở đâu cũng thế, chị cảm nhận được tình cảm ấm áp từ đất và người những nơi đã qua.

Tình cảm người dân dành cho cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành khiến cho Thượng tá Hà và đồng đội rất xúc động. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tình cảm người dân dành cho cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành khiến cho Thượng tá Hà và đồng đội rất xúc động. Ảnh: HOÀNG GIANG

‘Suốt chặng đường từ Hà Nội vào Đồng Nai để tập luyện, người dân đã khiến chúng tôi bất ngờ và cảm động với không khí mà họ đem lại. Khi đến TP.HCM, không khí đó còn tuyệt vời hơn nữa!”- chị Hà nói.

Dù không ít lần chứng kiến tình cảm của người dân trong những buổi lễ quan trọng mà mình thuyết minh, nhưng với TP.HCM, chị Hà ấn tượng với từng cử chỉ, câu chuyện của người dân.

Cũng trong lần làm nhiệm vụ này, chị càng trân quý hơn những người lính, những người xuất hiện trong các khối tham gia diễu hành.

Chị Hà cho biết mình đã chứng kiến khối đứng có thời điểm phải đứng trong vòng 4 tiếng, có người thậm chí đã bị khoá khớp, đến khi có khẩu lệnh di chuyển họ vẫn không thể điều khiển được bàn chân của mình bước đi. Đó là chưa kể họ phải luyện tập dưới trời nắng như đổ lửa và cả những cơn mưa bất ngờ.

Giọng đọc của tổ thuyết minh còn truyền lửa cho những bước chân của đồng đội. Ảnh: HOÀNG GIANG
Giọng đọc của tổ thuyết minh còn truyền lửa cho những bước chân của đồng đội. Ảnh: HOÀNG GIANG

"Chính điều đó làm cho chúng tôi càng cảm thấy phải làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Tổ thuyết minh 8 người không ai bảo ai đều cố gắng hết sức. Chúng tôi 7h30 sáng đã bắt đầu tập luyện, được nghỉ ngày nào cũng tự ôn luyện. Quân nhân, chiến sĩ rất vất vả. Họ phải vượt qua khó khăn của chính mình, đó thật sự là một sự hy sinh. Nếu không có tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc được nuôi dưỡng thì thật sự không đủ ý chí để có được những cảnh diễu hành, diễu binh đẹp như những ngày qua”- Thượng tá Hà chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khởi hành 'Đoàn tàu Thống Nhất' nối liền non sông một dải

Khởi hành 'Đoàn tàu Thống Nhất' nối liền non sông một dải

Tối 29/4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất”, với mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới của đất nước và các doanh nghiệp Việt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tin nổi bật trang chủ
Tháng 4 về Quảng Trị...

Tháng 4 về Quảng Trị...

Phóng sự - Thanh Hải - 26 phút trước
Chúng tôi đến Quảng Trị không biết bao lần; khi thì trên cây cầu Hiền Lương lịch sử, qua Dốc Miếu; khi lại từ Đường 9 gió Lào đến Thành cổ đất thiêng; cả những nghĩa trang liệt sĩ trầm mặc với thời gian… Đâu đâu trên mảnh đất này, cũng đã từng nhuộm thấm máu và nước mắt để có giá trị hòa bình và những câu chuyện về sự hồi sinh.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết dầu ăn giả bằng mắt thường

Chuyên gia chỉ cách nhận biết dầu ăn giả bằng mắt thường

Sức khỏe - Minh Nhật - 26 phút trước
Việc sử dụng dầu ăn hư hỏng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí đẩy nhanh quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Hang Tám Cô - Khúc tráng ca anh hùng tuổi 20

Hang Tám Cô - Khúc tráng ca anh hùng tuổi 20

Sự kiện - Bình luận - Phạm Tiến - 27 phút trước
Nằm trên tuyến đường 20 - Quyết Thắng, Hang Tám Cô đã trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước ở Quảng Bình. Hơn 50 năm đã trôi qua, câu chuyện về những thanh niên xung phong đã cống hiến tuổi thanh xuân, hy sinh thân mình cho độc lập dân tộc đã trở thành khúc tráng ca anh hùng tuổi 20.
Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt theo quy định pháp luật mới hay không?

Vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt theo quy định pháp luật mới hay không?

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu hành vi vừa lái xe vừa xem Google Maps có bị phạt theo quy định pháp luật mới hay không?
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tri ân Thành Cổ

Tri ân Thành Cổ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 30/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tri ân Thành Cổ. Bức tranh "Cá vượt vũ môn" trên cánh đồng lúa Tam Cốc. Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người giữ nhịp quân hành trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Người giữ nhịp quân hành trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà là một trong những thành viên của tổ thuyết minh, người giữ nhịp quân hành trong lễ diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30/4.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột trong ký ức Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng

Chiến thắng Buôn Ma Thuột trong ký ức Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng

Phóng sự - Lê Hường - 3 giờ trước
Đi bộ đội năm 17 tuổi, 26 tuổi đã được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp từng tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường khốc liệt. Đối với ông, trận tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, mở màn Chiến thắng Tây Nguyên để lại nhiều suy ngẫm về nghệ thuật sử dụng tăng thiết giáp trong hành trình chiến đấu.
Tri ân Thành Cổ

Tri ân Thành Cổ

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 30/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tri ân Thành Cổ. Bức tranh "Cá vượt vũ môn" trên cánh đồng lúa Tam Cốc. Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong xóa nhà tạm, dột nát

Tuổi trẻ Kon Tum tiên phong xóa nhà tạm, dột nát

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 4 giờ trước
Ngay sau khi Thủ tướng phát động phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, tuổi trẻ Kon Tum đã nhanh chóng vào cuộc. Đoàn viên, thanh niên không chỉ khảo sát, tháo dỡ mà còn trực tiếp xây mới, sửa chữa nhà ở cho dân. Họ hiện diện từ phố thị đến vùng sâu, vùng xa, góp sức cùng cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Hình ảnh ấy khẳng định tinh thần “Ở đâu cần thanh niên có”, lan tỏa niềm tin vào lớp trẻ hôm nay.
Ngày 30/4 qua góc nhìn của thế hệ lớn lên trong hòa bình

Ngày 30/4 qua góc nhìn của thế hệ lớn lên trong hòa bình

Phóng sự - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Sinh ra sau chiến tranh, thế hệ trẻ hôm nay cảm nhận ngày 30/4 không bằng tiếng súng hay những cuộc hành quân, mà qua lời kể của ông bà, những trang sách lịch sử, những bài ca bất tử. Với thế hệ trẻ, ngày thống nhất non sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa tri ân quá khứ, vừa là hành trình kế thừa và cống hiến cho tương lai đất nước.