Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế

PV - 13:44, 01/01/2022

Việt Nam từ chỗ tưởng chừng không thể có đủ vaccine để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho nhân dân, nay đã tiếp nhận hơn 180 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và trở thành một trong những quốc gia bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Kết quả này đạt được chính là nhờ chiến lược vaccine, trong đó có hoạt động ngoại giao vaccine đúng đắn, linh hoạt, kịp thời, nhất quán, hiệu quả của Đảng và Nhà nước.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tích cực tranh thủ vận động thực hiện ngoại giao vaccine trong các chuyến công du nước ngoài. (Ảnh: VGP)
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tích cực tranh thủ vận động thực hiện ngoại giao vaccine trong các chuyến công du nước ngoài. (Ảnh: VGP)

Kết quả của ngoại giao vaccine thực sự là kết tinh tổng lực, quyết liệt từ các cấp, các ngành và từ trong đến ngoài nước. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan, các địa phương, cùng hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc với sứ mệnh đem nguồn vaccine quý giá về cho nhân dân.

Tình thế “ngàn cân” và sứ mệnh khó khăn

Cách đây chưa tới nửa năm, tờ The Straits Times (Singapore) đã đưa một dự báo rất kém lạc quan cho Việt Nam, rằng Việt Nam phải mất hơn 10 năm nữa mới có thể tiêm được vaccine cho 75% dân số.

Tới đầu tháng 8 năm nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực Đông Nam Á (chỉ trước Myanmar) với hơn 8 triệu liều tiêm, đạt tỷ lệ bao phủ 1 liều cho 7,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 1

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ tiêm chủng thấp là do nước ta không nhận được ưu tiên phân phối vaccine (vì vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh từ đầu năm 2020) trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu khan hiếm.

Trong khi đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp do biến chủng mới Delta lây lan nhanh hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều và khó kiểm soát hơn nhiều. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ tư từ tháng 4/2021 đã nhanh chóng lan sang 62/63 tỉnh thành trong cả nước và gây ra những hậu quả rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội.

Đầu tháng 6, ngay sau bài phát biểu kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi lễ ra mắt Quỹ vaccine, hàng nghìn tỷ đồng đã được đóng góp từ hàng chục triệu người dân Việt Nam đoàn kết, đồng lòng, sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Vấn đề nguồn lực được giải quyết, Thủ tướng đã chỉ rõ những mũi nhọn trong chiến lược vaccine: Ngoại giao vaccine; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và chiến dịch tiêm chủng.

Trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vaccine ngừa Covid-19, yêu cầu phòng, chống dịch rất cấp bách trong khi nguồn vaccine trên thế giới khan hiếm, ngoại giao vaccine trở thành “ánh sáng cuối đường hầm”, với sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về trong nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết. Ngoại giao vaccine trở thành một “mặt trận” rất quan trọng, khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược vaccine.

"Phải nhập khẩu được vaccine nhiều nhất, sớm nhất có thể. Khó khăn là khan hiếm trên toàn cầu, nhưng không vì khó khăn đó mà chúng ta ngồi im", Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao tận dụng mọi kênh để tiếp cận nguồn vaccine.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 2

Ngày 13/8, Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế quán triệt và thông báo việc khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19. Bộ Y tế quản lý việc cấp phép, kiểm tra chất lượng, bảo quản vaccine; tổ chức tiêm miễn phí cho nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine đã triển khai hết sức quyết liệt, khẩn trương, tận dụng các mối quan hệ song phương, đa phương thông qua các tổ chức quốc tế, cơ chế COVAX, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao vaccine trong nước cũng như ngoài nước để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất, không chỉ vaccine mà cả thuốc điều trị và trang thiết bị cho nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ba hướng mục tiêu của Tổ công tác gồm: Thực hiện đôn đốc triển khai giao vaccine đúng hạn; vận động xin viện trợ vaccine từ các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế; thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 3

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Để triển khai ngoại giao vaccine, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã tích cực “chắt chiu” từng cơ hội, vận động mua, xin chuyển nhượng và giao đúng hạn từng liều vaccine giúp đất nước thực hiện mục tiêu miễn dịch cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tại các diễn đàn đa phương, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam luôn truyền thông điệp về tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiếp cận công bằng và bình đẳng vaccine, kêu gọi đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chia sẻ vaccine cũng như hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine.

Với tinh thần đoàn kết quốc tế, truyền thống tương thân, tương ái, Việt Nam đã đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho Cơ chế COVAX, nâng tổng mức đóng góp tự nguyện của Việt Nam cho cơ chế lên 1 triệu USD.

Trên bình diện song phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đích thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy ngoại giao vaccine cũng như các hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine.

Trong thời gian ngắn, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã tích cực gửi thư và điện đàm với lãnh đạo 22 nước và 10 tổ chức quốc tế, gặp mặt Đại sứ các nước tại Việt Nam, đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Mỹ và châu Âu vận động ngoại giao vaccine.

Trong quá trình triển khai công tác ngoại giao vaccine, các bộ, ngành trong nước, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp nhịp nhàng thực hiện mục tiêu ngoại giao vaccine.

Tổ Công tác ngoại giao vaccine kịp thời tham mưu, kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine và hỗ trợ quá trình sản xuất, thử nghiệm vaccine trong nước; kết nối nhập khẩu một số loại thuốc điều trị Covid-19.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 4

Trong bối cảnh dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, các Đại sứ, nhà ngoại giao Việt Nam đã kiên trì bền bỉ tiếp xúc, vận động, thuyết phục Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng nước bạn, xem xét cung cấp vaccine cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX và điều chỉnh chính sách về viện trợ vaccine song phương.

Từ đầu tháng 8, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tìm hiểu kinh nghiệm của Nga trong phòng chống dịch, tìm kiếm các nguồn thuốc điều trị và đặc biệt là vaccine để phối hợp với trong nước triển khai mua, nhập khẩu.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đánh giá kết quả ngoại giao vaccine thực sự là kết tinh tổng lực, quyết liệt từ các cấp, các ngành và từ trong đến ngoài nước.

Quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân đã đem tới ‘quả ngọt’ khi hàng trăm triệu liều vaccine được chuyển về Việt Nam trong vòng hơn 4 tháng qua.

Xoay chuyển tình thế, mở cửa trở lại

Thông qua con đường ngoại giao, từ một nước tiếp cận vaccine Covid-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, Việt Nam đã xoay chuyển tình thế, trở thành một nước có số lượng tiêm và tốc độ tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới, cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng sớm hơn kế hoạch. Quan trọng hơn, đây là tiền đề để một nền kinh tế có độ mở cao nhất nhì khu vực như Việt Nam dần mở cửa trở lại.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 5

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 26/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 183 triệu liều vaccine phòng Covid-19, nhiều hơn mục tiêu 150 triệu liều mà Chính phủ đặt ra khi triển khai Chiến chiến lược tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu. Trong đó, chỉ trong hơn 4 tháng qua, khoảng 170 trăm triệu liều vaccine đã được đưa về Việt Nam.

Trong tổng số 183 triệu liều vaccine, Việt Nam đã nhận được gần 89 triệu liều từ nguồn viện trợ đa phương qua Cơ chế COVAX (45,2 triệu liều), nguồn viện trợ song phương từ Chính phủ hơn 20 nước (hơn 20,5 triệu liều) và nguồn doanh nghiệp tài trợ (khoảng hơn 20 triệu liều).

Ngoài ra, nỗ lực ngoại giao vaccine góp phần vận động công ty Pfizer và AstraZeneca chuyển giao vaccine cho Việt Nam đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết, giúp Chính phủ nhập khoảng 90 triệu liều vaccine từ ngân sách nhà nước để tiêm chủng cho nhân dân.

Ngày 9/12, hơn 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca cuối cùng trong hợp đồng mua bán 30 triệu liều với Công ty CP Vaccine Việt Nam (VNVC) do Chính phủ mua lại đã về đến TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Pfizer Albert Bourla cũng đã cam kết nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao 31 triệu liều vaccine theo hợp đồng đã ký kết cho cho Việt Nam trong năm 2021.

Cơ chế COVAX đã đẩy nhanh việc phân bổ và chuyển giao 45,2 triệu triệu liều vaccine cho nước ta, tăng thêm 9 triệu so với con số 38,9 triệu liều mà Cơ chế cam kết hỗ trợ cho Việt Nam trong năm 2021.

Ngoài ra, Việt Nam đã nhận viện trợ vaccine và nhượng lại vaccine dôi dư từ 23 quốc gia, đối tác, bạn bè truyền thống.

Theo bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc USAID tại Việt Nam, Mỹ hiện là nhà tài trợ vaccine lớn nhất cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX với 24,6 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna. Giám đốc USAID cho biết Việt Nam đã hỗ trợ Mỹ ứng phó với đại dịch từ rất sớm, qua việc gửi tặng rất nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). Nên bây giờ, khi Việt Nam cần giúp đỡ, Mỹ luôn sẵn sàng.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 6

Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp nhận 7 triệu liều vaccine Vero Cell từ Trung Quốc, 5,95 triệu liều vaccine AstraZeneca và Moderna từ Đức, 5,6 triệu liều từ Nhật Bản, 2,8 triệu liều từ Italia, 2 triệu liều từ Pháp.

Nhờ kết quả vận động ngoại giao vaccine, Ba Lan, Hungary, Latvia đã nhượng lại 3,6 triệu liều vaccine giá gốc cho Việt Nam.

Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính đến 27/12, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 146 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và trở thành 1 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vaccine cho ít nhất 70% dân số. Việt Nam nằm ở vị trí 52 trong tổng số 63 quốc gia/vùng lãnh thổ đã thực hiện được mục tiêu này, nhưng tính về số liều vaccine đã được tiêm, thì Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Đức. Trong số 8 nước này mới chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Việt Nam đạt được mục tiêu bao phủ 2 mũi vaccine cho 70% dân số.

Việt Nam là 1 trong 20 nước trên thế giới có số liều vaccine tiêm chủng nhiều nhất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia), đứng thứ 7 trong châu Á và là một trong nhóm 3 nước có tốc độ tiêm nhanh nhất thế giới tính theo số liều tiêm theo ngày và theo tuần.

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc đang tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định); không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I/2022, chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi trong năm 2022 sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

Ngoại giao vaccine: Sứ mệnh xoay chuyển tình thế 7

Khát vọng tự chủ vaccine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, công tác ngoại giao vaccine sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2022 nhằm đảm bảo nhu cầu phục vụ tiêm chủng trong năm tới, tiếp cận nguồn vaccine tiềm năng dành cho trẻ em, hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước, đảm bảo nguồn mua và hỗ trợ sản xuất, điều chế thuốc điều trị trong nước.

Trong thời gian tới, ngoại giao vaccine sẽ tiếp tục góp phần giúp nước ta thực hiện mục tiêu tự chủ sản xuất vaccine “made in Việt Nam” và đưa Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất vaccine của khu vực và trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, việc VABIOTECH thực hiện sản xuất gia công thành công vaccine Sputnik V từ bán thành phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, không những tạo tiền đề cho việc đảm bảo nhu cầu vaccine trong nước, mà còn từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine Sputnik V trong khu vực Đông Nam Á.

Còn theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc, sớm nhất đến đầu năm 2022, hợp tác giữa Vingroup và Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ về công nghệ mRNA sẽ có kết quả. Vaccine theo công nghệ mRNA được chứng minh là có hiệu quả trên cả những biến thể như Delta, Omicron.

Ngoại giao vaccine trở thành một dấu ấn đậm nét của ngành ngoại giao nói riêng và của đất nước ta nói chung trong năm 2021, chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như mạng lưới quan hệ rộng mở với bạn bè khắp các châu lục.

Đây cũng là thành quả của 35 năm Đổi mới đất nước, là kết tinh của nỗ lực nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Thành công của chiến lược vaccine là một yếu tố quyết định để Việt Nam kiểm soát dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, phát triển và hội nhập trong giai đoạn 'bình thường mới’./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.