Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nam Trà My (Quảng Nam) đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về nguy vơ sạt lở đất đá tại làng Tu Hon

T.Nhân - H.Trường - 15:00, 06/12/2024

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa có báo cáo khẩn cấp tình hình sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Huyện kiến nghị UBND tỉnh ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon, để có cơ sở xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Nam Trà My đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở.
Nam Trà My đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở

Theo UBND huyện Nam Trà My, do ảnh hưởng bởi các đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 11/2024 và các trận động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, trên địa bàn xã Trà Don xuất hiện một số vị trí sạt lở đất, đá gây ảnh hưởng đến cuộc sống của 21 hộ gia đình và 1 điểm trường thôn.

Qua kiểm tra, phía trên đỉnh núi Ngọc Mong, cách khu dân cư Tu Hon (thôn 3) khoảng 500 - 600m, trên độ cao khoảng 250m so với mặt Quốc lộ 40B, do ảnh hưởng bởi các trận động đất vào ngày 30/11 và 1/12/2024, một số tảng đá lớn đã lăn xuống nhưng bị dây leo và cây núi cản lại.

Bên cạnh đó, sườn núi gần đỉnh có rất nhiều đá tảng, độ dốc lớn nên theo nhận định sơ bộ thì khi mưa lớn kéo dài hoặc có động đất kích thích sẽ tiếp tục có đá lăn xuống gây nguy hiểm cho các hộ gia đình sinh sống ở phía dưới cũng như người tham gia giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 40B và đường vào làng Tu Hon.

Ngoài ra, tại Khu dân cư làng Tắc Pát và Làng Lê (thôn 2), phía taluy dương có mạch nước ngầm, tạo ra cung trượt với khối lượng đất đá rất lớn. Hiện tại mảng đồi ta luy dương cách mép đường khoảng 25m đã bị sụt lún, đứt gãy, không liên kết với đoạn phía trên; xung quanh nhà dân đã xuất hiện các vết nứt nên nguy cơ sụt lún, hư hỏng nhà cửa là rất lớn. Từ tháng 9/2024 đến nay, mỗi khi mưa lớn xảy ra, các hộ gia đình này phải sơ tán sang ở nhà khác để bảo đảm an toàn.

Hiện tại các hộ gia đình sinh sống tại các khu vực này rất lo lắng, bất an. Một số hộ đã chủ động sơ tán sang ở tại các làng khác và không dám đưa con em đến học tại điểm trường tiểu học và mẫu giáo Tu Hon.

Sạt lở làm đất đá tràn xuống gây nguy hiểm.
Sạt lở làm đất đá tràn xuống gây nguy hiểm

Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Trà Don tiến hành họp các hộ trong khu dân cư để trấn an tinh thần của bà con. Thực hiện sơ tán xen ghép 21 hộ/91 khẩu. Chỉ đạo các đơn vị trường học từ nay đến hết mùa mưa năm 2024 (hoặc đến Tết cổ truyền) có phương án sơ tán học sinh tiểu học đến nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, sơ tán trẻ mẫu giáo đến nhà dân thuộc khu dân cư Tắc Tố để dạy và học bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn hiện nay là khối lượng đá tảng lớn đang bị mắc trên các dây leo, thân cây rừng có khả năng lăn xuống làng bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có ảnh hưởng bởi động đất kích thích (không được cảnh báo trước).

Huyện Nam Trà My đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan sớm có kế hoạch kiểm tra và có hướng chỉ đạo xử lý trước mắt và lâu dài để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân; đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về nguy cơ sạt lở đất đá điểm dân cư làng Tu Hon, thôn 3 xã Trà Don để huyện có cơ sở đề xuất UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ nguồn vốn xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng để sớm có điều kiện ổn định cuộc sống.

Sở Giao thông và Vận tải Quảng Nam chỉ đạo đơn vị quản lý Quốc lộ 40B cắm biển báo kiên cố về nguy cơ sạt lở đất đá trong phạm vi ảnh hưởng nêu trên.

Huyện Nam Trà My cũng đề xuất xây dựng khu tái định cư mới cho các hộ dân làng Tu Hon tại vị trí đất cách làng cũ 2 km bảo đảm an toàn, có đủ quỹ đất và nhiều thuận lợi để sớm ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 2 phút trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 4 phút trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 6 phút trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 48 phút trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 1 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng văn hóa ở ngã ba biên giới

Làng văn hóa ở ngã ba biên giới

Phóng sự - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Cách trung tâm huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chừng 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục có gần 120 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống. Vào những ngày cuối tuần, tiếng cồng chiêng, tiếng hát xoang rộn rã, cuốn hút các đoàn khách đến thăm.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Chuyện về những người “mở đường” (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 1 giờ trước
Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.
Phú Thọ: Khai thác, quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Phú Thọ: Khai thác, quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Du lịch - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong những năm gần đây, ngoài việc phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh khai thác, quảng bá phát triển du lịch gắn với phát triển các sản phẩm, đặc sản địa phương nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách tham quan đến với vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.