Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lào Cai: Tập trung khắc phục thiệt hại các công trình thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp kịp thời

Trọng Bảo - 16:15, 17/10/2024

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Lào Cai đang tập trung vào việc khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ. Tuy nhiên, do trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã làm hư hỏng nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi nên việc khắc phục, sửa chữa công trình thủy lợi, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu có ý nghĩa sống còn.

Hàng trăm công trình thủy lợi ở Lào Cai bị hư hỏng do mưa lũ
Hàng trăm công trình thủy lợi ở Lào Cai bị hư hỏng do mưa lũ

Mưa lũ do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, đã làm một số công trình thủy lợi trên địa bàn xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn bị vùi lấp đập đầu mối, vỡ hỏng kênh dẫn nước… dẫn tới không còn khả năng dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

“Chúng tôi cùng với bà con nông dân phải xếp đá nắn dòng chảy dẫn nước đến ruộng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là tạm thời, thời gian tới khi mùa khô đến, sản xuất vụ đông, nước tưới tiêu sẽ gặp khó khăn. Trong đó, cần khắc phục sớm 2 đập đầu mối tại thôn Lâm Sinh và thôn Liêm; xây tường chắn, kè đá kênh Tạng nốt thôn Liêm để bảo vệ cho hơn 30ha lúa, thủy sản, rau màu mạ... bảo vệ tài sản cho hơn 50 hộ dân khỏi nguy cơ lũ quét”, ông La Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Liêm Phú thông tin.

Xếp đá nắn dòng chảy dẫn nước về ruộng, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt
Xếp đá nắn dòng chảy dẫn nước về ruộng, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt

Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có 376 công trình thủy lợi, với tổng chiều dài hơn 738km. Các công trình thủy lợi này bảo đảm nguồn nước tưới tiêu cho gần 9.000ha lúa 2 vụ; 1.946ha rau, màu và ổn định nguồn nước cho 460ha ao, hồ nuôi thủy sản. Tuy nhiên, trận mưa lũ do ảnh hưởng hoàn lưu báo số 3 vừa qua đã làm hư hỏng nhiều tuyến kênh mương thủy lợi của huyện.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Công trình thủy lợi của huyện Văn Bàn chủ yếu có quy mô nhỏ, kênh mương có mặt cắt khoảng 1,2m. Số lượng đập đầu mối, kênh dẫn bị hư hỏng không lớn nhưng bùn đất, đá sỏi từ thượng lưu đổ về bồi lấp, không còn khả năng dẫn nước. Ngoài ra, các kè bảo vệ sông suối, kè bảo vệ khu vực dân cư, sản xuất bị sạt lở cũng phải khắc phục.

Theo ông Thiện, các công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi hư hỏng cần phải khắc phục ngay để bảo đảm khung thời vụ sản xuất đối với vụ đông và phục vụ đời sống của bà con. Khi xuống giống đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, tránh việc xuống giống muộn gặp thời tiết lạnh năng suất cây trồng giảm.

 "Với những công trình bị hư hại nhỏ, bà con đã chủ động sửa chữa. Số chưa được khắc phục không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất vụ mùa vì lúa đã chắc xanh, nhu cầu nước tưới không cao. Song để chuẩn bị cho vụ đông cần sớm khắc phục các công trình mới đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con…”, ông Thiện cho biết thêm.

Hàng trăm héc ta ruộng lúa của người dân cũng bị vùi lấp bởi bùn đất và đá
Hàng trăm héc ta ruộng lúa của người dân cũng bị vùi lấp bởi bùn đất và đá

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã làm 380 công trình thủy lợi bị hư hỏng, dự báo ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước tưới cho trên 3.000ha vụ đông xuân năm 2024-2025. Ngành Nông nghiệp đang tập trung, huy động toàn bộ lực lượng phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thiệt hại về các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, cấp nước tập trung khu vực nông thôn...; phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động khôi phục sản xuất sau bão số 3.

Sức tàn phá của mưa lũ là vô cùng lớn
Sức tàn phá của mưa lũ là vô cùng lớn

Để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo nạo vét bùn đất bồi lắng trong lòng kênh, diện tích canh tác, tu bổ kênh mương đảm bảo thông thoáng, khắc phục các hư hỏng nhỏ bằng mọi nguồn lực. Trong đó, huy động Nhân dân đóng góp, ngân sách địa phương, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo Nghị Quyết 08/2023/NQ-HĐND tỉnh ngày 06/7/2023 và nguồn kinh phí hợp pháp khác…

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho hay, về lâu dài, các công trình thủy lợi bị hư hỏng do mưa lũ gây ra cần phải được đầu tư, sửa chữa toàn bộ. Có như vậy mới đáp ứng nhu cầu nguồn nước tưới tiêu ổn định, phục vụ sản xuất của bà con nông dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 18/10/2024, tại huyện Nho Quan, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự 'nảy mầm

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự 'nảy mầm" (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 27 phút trước
Qua tìm hiểu thực tiễn về đời sống của đồng bào La Hủ cho thấy, vai trò của đảng viên-những 'hạt giống đỏ" trong các chi bộ, đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào trong các bản làng La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè. Tuy nhiên, hiện nay nhưng việc phát triển đảng viên mới trong đồng bào La Hủ đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn quần chúng ưu tú.
Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bác Ái (Ninh Thuận): Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Với đặc thù là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, do đó những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bác Ái rất chú trọng thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 2 giờ trước
Những năm qua, huyện Kim Bôi đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT). Thực tế cho thấy, tuyên truyền, PBGDPL bằng hình thức giao lưu sân khấu hóa đạt hiệu quả nổi bật, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo Nhân dân.
Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Người có uy tín - Minh Thu - 4 giờ trước
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lào

Thời sự - PV - 23:40, 17/10/2024
Chiều 17/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Thời sự - PV - 21:05, 17/10/2024
Chiều 17/10, ngay sau khi đến Thủ đô Vientiane, tại Nhà Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã chủ trì trọng thể Lễ đón chính thức và tiến hành hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.
Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 20:47, 17/10/2024
Từ ngày 15 - 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Media - BDT - 20:00, 17/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:25, 17/10/2024
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, thì trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Khởi nghiệp - Lê Hường - 18:22, 17/10/2024
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có anh Nguyễn Xuân Hiếu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.