Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng Thanh niên lập nghiệp - Những điều trông thấy

PV - 14:45, 22/03/2019

Từ năm 2020, Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) sẽ dừng triển khai; các làng đã kết thúc giai đoạn đầu tư sẽ được giao về cho chính quyền địa phương quản lý. Nhưng khi trở thành đơn vị hành chính của xã, các Làng TNLN lại “chênh vênh” hơn bao giờ hết…

Bài 2: Dự án khép lại, khó khăn mở ra

Khi “làng” thành “xóm”…

Theo báo cáo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Dự án Làng TNLN ở các xã biên giới, địa bàn ĐBKK được triển khai từ năm 2001, đến nay đã thực hiện được 32 Dự án. Trong đó có 21 Dự án đã hết giai đoạn đầu tư; được chuyển giao về chính quyền địa phương quản lý hoặc giao cho các Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) thuộc Tỉnh đoàn các tỉnh. Nhưng dù “giao cho bên nào” thì Làng TNLN vẫn đang tồn tại nhiều vướng mắc.

Xóm Lập Nghiệp được chuyển giao về cho UBND xã Lý Quốc từ tháng 11/2017 và trên cổng chào vẫn gắn Huy hiệu Đoàn!. Ảnh chụp ngày 16/3/2019. Xóm Lập Nghiệp được chuyển giao về cho UBND xã Lý Quốc từ tháng 11/2017 và trên cổng chào vẫn gắn Huy hiệu Đoàn!. Ảnh chụp ngày 16/3/2019.

Như ở Làng TNLN biên giới Lý Quốc, xã Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng), từ tháng 11/2017, Làng được chuyển giao về xã quản lý, mang tên xóm Lập Nghiệp. Nhưng từ năm 2012, Làng đã kết thúc giai đoạn đầu tư; có nghĩa là trong 5 năm (2012-2017), Làng “chênh vênh” trong khâu quản lý giữa một bên là Dự án của Tỉnh đoàn với một bên là một cụm dân cư thuộc xã Lý Quốc.

Sự “chênh vênh” này thể hiện rõ nhất là việc nắm tình hình dân cư. Dù xóm Lập Nghiệp đã được thành lập trên cơ sở tiếp nhận Làng TNLN biên giới Lý Quốc hơn một năm nay (chính thức từ ngày 17/11/2017) nhưng cả Bí thư Chi bộ cũng như Trưởng xóm Lập Nghiệp đều không biết trong xóm có bao nhiêu hộ nghèo; xóm có bao nhiêu hộ ở thường xuyên cũng không rõ.

Cũng như việc chuyển Làng TNLN thành đơn vị hành chính thuộc xã, việc giao các Dự án Làng về cho các Tổng đội TNXP cũng nhiều vấn đề đáng bàn. Tổng đội TNXP là mô hình khai hoang, xây dựng kinh tế mới, không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); nhưng lại có thẩm quyền cấp đất sản xuất cho các hộ bởi diện tích Dự án giao cho các Làng đã được địa phương thu hồi để triển khai.

Vì vậy, ở không ít các Dự án Làng TNLN do Tổng đội TNXP quản lý, các gia đình dù có đất sản xuất, đất ở nhưng không có sổ đỏ. Đây là rào cản khiến nhiều gia đình ở các Làng TNLN không thể tiếp cận vốn vay ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất.

Tháo gỡ khó khăn bằng cách nào?

Sự “chênh vênh” ở Làng TNLN sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư là một thực tế. Nhưng đằng sau đó còn ngổn ngang nhiều lo toan cho cuộc sống của các gia đình đã qua tuổi thanh niên đang nỗ lực bám trụ ở các Dự án này.

Vốn dĩ, khi tham gia các Dự án Làng TNLN, các gia đình thanh niên ở biên giới, địa bàn ĐBKK được thụ hưởng nhiều cơ chế chính sách. Đầu tiên là từ nguồn của Dự án xây dựng làng thanh niên, các hộ được cấp đất ở, đất sản xuất, được hỗ trợ kinh phí xây nhà. Ngoài ra, các hộ còn được được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ sản xuất (về cây, con giống, vật tư…), hỗ trợ vay vốn chính sách dành cho đối tượng vùng ĐBKK, địa bàn biên giới...

Nhưng khi các Dự án Làng TNLN hết chu kỳ đầu tư, chuyển giao về cho địa phương quản lý thì thế nào?

Lấy thực trạng ở xóm Lập Nghiệp của xã Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng) để làm dẫn chứng. Từ tháng 11/2017, xóm Lập Nghiệp được thành lập trên cơ sở tiếp nhận Làng TNLN biên giới Lý Quốc, cả về con người lẫn cơ sở hạ tầng (Theo kiểm đếm thì xóm tiếp nhận 45 hộ, 148 nhân khẩu, 3 dãy nhà ban quản lý, hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt và các công trình phụ...).

Nhưng đó là trên giấy tờ, còn thực tế xóm Lập Nghiệp hiện chỉ có 26 hộ sinh sống. Số hộ còn lại (19 hộ) lại “chân trong chân ngoài”, tức là vừa có nhà ở xóm Lập Nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở địa phương (nơi ở trước khi đăng ký vào Làng TNLN biên giới Lý Quốc-Pv). Vậy khi xóm Lập Nghiệp chính thức trở thành đơn vị hành chính của xã Lý Quốc, việc xác định hộ khẩu của 19 hộ này thế nào để được thụ hưởng các cơ chế, chính sách?

Đây là vấn đề mấu chốt bởi hầu hết các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo ở địa bàn biên giới, ĐBKK đều căn cứ vào hộ khẩu; nếu không xác định được thì nhiều gia đình thiệt thòi, nếu xác định không đúng thì chính quyền địa phương sẽ dễ sai sót khi triển khai chính sách. Thậm chí có tình trạng có những gia đình dù có tên trong danh sách đăng ký hộ khẩu ở Làng TNLN nhưng lại không sinh sống.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho rằng, triển khai Dự án Làng TNLN, thực tế vẫn còn những chỗ, những nơi chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, Trung ương Đoàn đang tích cực phối hợp với các địa phương khảo sát, đánh giá để bố trí lại dân cư cho phù hợp, phát huy hiệu quả của các Dự án Làng.

Việc tiến hành đánh giá, khảo sát lại thực trạng để định vị những “lỗ hổng” ở các Dự án Làng TNLN hiện nay là rất cần thiết để có giải pháp tháo gỡ. Hiện nay, các Dự án này dù được xác định là đã “kết thúc sứ mệnh ban đầu”, được chuyển giao về cho chính quyền địa phương hay cho các Tổng đội TNXP nhưng thực tế vẫn đang mang “Huy hiệu Đoàn”, vẫn cần được tổ chức Đoàn các cấp lưu tâm.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 phút trước
Ngày 26/7, ông Đinh Hoa - Chủ tịch UBND phường Tân An (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến hàng chục xe điện bị thiêu rụi.
TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

Pháp luật - Như Tâm - 2 phút trước
Ngày 26/7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang phối hợp với Thành ủy TP. Hà Tiên ( Kiên Giang), tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân tố giác tội phạm; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán người; phòng chống ma túy; xuất nhập cảnh trái phép.
Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Xã hội - Phong Phú - Minh Triết - 4 phút trước
Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp và ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Thời điểm được chọn, đây là 2 ấp thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.
Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Nhịp cầu nhân ái - Hoàng Thanh - 6 phút trước
Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng... Đây là những việc làm thường xuyên hàng năm và đặc biệt trở thành cao điểm vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, như sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống, đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”...
Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 phút trước
Vừa qua tại Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên bộ phân giao dịch viên (GDV) có nhận được yêu cầu tất toán 02 sổ tiết kiệm của khách hàng T.T.N. Sau khi tiếp nhận khách hàng vào quầy và tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng tiền của khách hàng, GDV Lê Xuân Tiến với kinh nghiệm thực tế đã nhận định được trạng thái vội vàng và hối thúc của khách hàng, trong quá trình giao dịch khách hàng liên tục trao đổi qua điện thoại với đối tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 11 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 15 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 17 phút trước
Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, các quý vị đại biểu, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 28 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.
Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Thể thao - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Rạng sáng 27/7 (theo giờ Việt Nam), Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp. Thay vì đài đuốc, chủ nhà Pháp đã lựa chọn 1 cách đặc biệt khác, khi ngọn đuốc của Olympic 2024 được thắp lên trên khinh khí cầu.