Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lai Châu: Hiệu quả từ công tác đối ngoại Biên phòng

Thuỳ Giang - 10:14, 16/12/2024

Lai Châu là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trên lãnh thổ Lai Châu có 101 cột mốc giới với đường biên dài 265.165km và Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng. Chính vì vậy, việc bảo vệ lãnh thổ, đường biên mốc giới, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng nơi biên giới là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, công tác đối ngoại biên phòng được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đặc biệt quan tâm để nâng cao hiệu quả.

Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu (bên trái) được chào đón tham gia Hội đàm với Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự (Trung Quốc) tại TP Mông Tự, Châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc)
Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu (bên trái) được chào đón tham gia Hội đàm với Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự (Trung Quốc) tại TP Mông Tự, Châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc)

Trong các năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lao Châu đã thực hiện tốt công tác đối ngoại với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu phía đối diện. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, các phương pháp, hình thức đối ngoại biên phòng được triển khai khá đa dạng. Đối với những vấn đề cần giải quyết trực tiếp, ví dụ như khảo sát thực địa liên quan đến đường biên, lối mở, bờ kè hay thống nhất một số nội dung liên quan đến phương án chỉnh trang khuôn viên khu vực cửa khẩu, thì ưu tiên hình thức gặp gỡ trên biên giới.

Bên cạnh đó, hai bên biên giới Lai Châu và Trung Quốc cũng thường xuyên thực hiện cơ chế hội đàm định kỳ hoặc đột xuất. Trong năm 2024, hai bên đã ghi nhận một số Biên bản của các cuộc hội đàm giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh với các lực lượng bảo vệ biên giới, cửa khẩu Trung Quốc; hội đàm công tác nghiệp vụ với Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, Trung Quốc tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; hội đàm công tác năm 2024 với BĐBP khu vực Mông Tự, Trung Quốc tại Trung Quốc…

Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính uỷ BCH BĐBP tỉnh tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đại tá Hoàng Đồng Cường, Bộ đội trưởng BĐBP khu vực Mông Tự ký (Trung Quốc) biên bản ghi nhớ Hội đàm công tác biên phòng
Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính uỷ BCH BĐBP tỉnh tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đại tá Hoàng Đồng Cường, Bộ đội trưởng BĐBP khu vực Mông Tự ký (Trung Quốc) biên bản ghi nhớ Hội đàm công tác biên phòng

Giữa hai bên cũng thường xuyên tổ chức tuần tra liên hợp chấp pháp, tuần tra song phương trên biên giới. Biên phòng Lai Châu và lực lượng quản lý biên giới của Trung Quốc thực hiện tuần tra liên hợp chấp pháp theo phương án tổng thể liên hợp tuần tra và thống nhất thành lập Bộ Chỉ huy liên hợp. Mỗi bên thành lập 3 đội tuần tra trên đất liền và 2 tổ liên lạc tuần tra từ Mốc 29 đến Mốc 71 bằng hình thức hành quân bộ kết hợp xe ô tô theo hình thức biên đối biên, điểm đối điểm, tuyến đối tuyến.

Trong năm 2024, BĐBP tỉnh Lai Châu đã thực hiện tuần tra liên hợp chấp pháp với Chi đội Quản lý Biên giới Hồng Hà, Trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Kim Thủy Hà, Trung Quốc được 12 lần, với sự tham gia của 624 lượt cán bộ của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. 

Phía Việt Nam cũng thực hiện tuần tra song phương với Đại đội quản lý biên giới Kim Bình, Trung Quốc được 3 lần với 144 lượt cán bộ, chiến sĩ hai bên tham gia; Phối hợp với Đại đội quản lý biên giới Kim Bình, Trung Quốc thành lập 12 đội tuần tra tổ chức hoạt động liên hợp chỉnh đốn an ninh biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (01/10/1949 - 01/10/2024).

Đại tá Triệu Quốc Nguậy (bên phải), Chỉ huy trưởng BĐBP Lai Châu (Việt Nam), Trưởng đoàn ĐB BĐBP Lai Châu và đ.c Trương Bản Vũ, Trưởng Đoàn ĐB Chi đội QL Biên giới Hồng Hà, Vân Nam TQ ký kết biên bản hội đàm
Đại tá Triệu Quốc Nguậy (bên phải), Chỉ huy trưởng BĐBP Lai Châu (Việt Nam), Trưởng đoàn ĐB BĐBP Lai Châu và đ.c Trương Bản Vũ, Trưởng Đoàn ĐB Chi đội QL Biên giới Hồng Hà, Vân Nam TQ ký kết biên bản hội đàm

Thông qua công tác tuần tra đã kịp thời phát hiện ngăn chặn các hoạt động tội phạm. Đồng thời, các đội còn tăng cường tuyên truyền cho cư dân biên giới về quy định pháp luật quản lý bảo vệ biên giới; nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và đấu tranh ngăn chặn các hành vi xuất nhập cảnh trái phép, đánh bắt, trồng trọt qua biên giới. Qua đó góp phần quan trọng trong phòng, chống, đấu tranh các hoạt động vi phạm pháp luật, nhất là hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, duy trì ổn định an ninh, trật tự khu vực biên giới hai bên.

Đại tá Triệu Quốc Ngậy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Lai Châu cho biết thêm: Lực lượng quản lý bảo vệ biên giới, cửa khẩu hai bên đã chủ động trao đổi thông tin tình hình trong công tác phối hợp quản lý bảo vệ biên giới, cửa khẩu; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hoạt động vi phạm pháp luật qua biên giới; phối hợp xác minh, trao trả các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép.

Đội tuần tra Liên hiệp chấp pháp của Lai Châu - Trung Quốc trao đổi thông tin trên biên giới. Ảnh Đức Duẩn
Đội tuần tra Liên hiệp chấp pháp của Lai Châu - Trung Quốc trao đổi thông tin trên biên giới. Ảnh Đức Duẩn

Bên cạnh đó, BĐBP Lai Châu cũng tăng cường triển khai các hoạt động giao lưu “sứ giả hữu nghị”; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng, giao lưu văn hóa, thể dục - thể thao trong các dịp lễ, tết, ngày truyền thống quan trọng của hai bên; tham dự Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung, triển lãm chiêu thương dược liệu tại huyện Kim Bình Vân Nam, Trung Quốc.

Đặc biệt, mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới Lai Châu - Trung Quốc đã góp phần tăng cường tình đoàn kết, hợp tác giữa Nhân dân hai bên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân hai bên giao lưu văn hoá, kinh tế, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, Nhân dân hai bên biên giới tích cực tham gia cùng lực lượng bảo vệ biên giới mỗi bên, bảo vệ đường biên, cột mốc, cùng nhau giải quyết các vụ việc xảy ra thấu tình đạt lý, đúng Hiệp định, Quy chế, thoả thuận biên giới và pháp luật của mỗi nước.

Đội tuần tra liên hợp chấp pháp Lai Châu - Trung Quốc chào cột mốc chủ quyền. Ảnh Đức Duẩn
Đội Tuần tra liên hợp chấp pháp Lai Châu - Trung Quốc chào cột mốc chủ quyền. Ảnh Đức Duẩn

Hiện nay, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và huyện Kim Bình, Vân Nam, (Trung Quốc) đã có 4 cặp thôn bản kết nghĩa hữu nghị gồm: bản Pô Tô, xã Huổi Luông với bản Cửa Cải; bản Gia Khâu, xã Sì Lở Lầu kết nghĩa với bản Seo Cô San; bản Ma Ly Pho, xã Ma Li Pho kết nghĩa với bản Bạch Thạch Nham; bản Vàng Pheo, xã Mường So kết nghĩa với bản Kim Thủy Hà, thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình.

Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng đã có 3 cặp thôn bản, xã trấn, xã kết nghĩa. Đó là bản U Ma, bản Pa Thắng xã Thu Lũm, Mường Tè kết nghĩa với thôn Ma Ni Tân Trại, bản Đại Mã Giác (thuộc trấn Bình Hà); xã Thu Lũm kết nghĩa với trấn Bình Hà, huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam.

Phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho cư dân biên giới bản Cửa Cải, trấn Kim Thuỷ Hà, huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh Đức Duẩn
Phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho cư dân biên giới bản Cửa Cải, trấn Kim Thuỷ Hà, huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh Đức Duẩn

Thực hiện nghiêm túc đường lối đối ngoại của Đảng ta, BĐBP tỉnh Lai Châu đã triển khai công tác đối ngoại Biên phòng linh hoạt, hiệu quả. Những kết quả đạt được trong công tác đối ngoại Biên phòng đã góp phần xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các bên. Qua đó, góp phần tích cực vào phát triển quan hệ Việt - Trung vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả.

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên lớn thứ 10/63 tỉnh, thành phố; đặc biệt, Lai Châu có 265,165 km đường biên giới giáp với Trung Quốc với 8 đơn vị hành chính cấp huyện; 106 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 4 huyện, 22 xã biên giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Tạm giữ 12 người liên quan đến ma túy tại 1 quán Bar

Quảng Nam: Tạm giữ 12 người liên quan đến ma túy tại 1 quán Bar

Ngày 16/12, Phòng Cảnh sát Điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang tạm giữ hình sự 12 đối tượng để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại quán Diamond Club (Tp. Tam Kỳ).
Tin nổi bật trang chủ
Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế - xã hội sau điều tra 53 DTTS

Tin tức - An Yên - 1 giờ trước
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sống, thụ hưởng của người dân trong vùng.
Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 1 giờ trước
Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý, cách làm hay đang được các cấp, ngành, địa phương đúc kết nhân rộng, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS, để cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước vào kỷ nguyên mới...
Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 1 giờ trước
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Festival Hoa Mê Linh trong 4 ngày tới hứa hẹn một không gian rực rỡ sắc hoa

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 26 - 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tuổi trẻ Việt Nam báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Sáng 17/12, trước phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, 980 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên trên khắp mọi miền đất nước đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Sáng 17/12, tại Thanh Hóa, Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa; Lãnh đạo và các công chức theo dõi công tác thi đua của các Ban Dân tộc trong Cụm thi đua.
Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 3 giờ trước
Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Xã hội - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Rơ Măm.