Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Kiên Giang: Chú trọng tuyên truyền kết hợp xử lý triệt để tàu cá "3 không"

Tiến Vinh - Tào Đạt - 19:42, 10/03/2025

Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền kết hợp xử lý triệt để tàu cá "3 không" hướng đến mục tiêu chung tay cùng cả nước sớm gỡ “thẻ vàng” của EC để phát triển nghề cá Việt Nam bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang trao 60 suất quà cho bà con Nhân dân tại buổi tuyên truyền phòng, chống IUU ngày 10/3
Lãnh đạo Bộ đội Biên phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang trao 60 suất quà cho bà con Nhân dân tại buổi tuyên truyền phòng, chống IUU ngày 10/3


Chiều 10/3/2025, tại trụ sở UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh và UBND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng, chống IUU; Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất, nhập cảnh trái phép, mua bán người và chấm dứt tình trạng bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển... cho hơn 500 cán bộ, Nhân dân làm nghề biển trên địa bàn huyện, đồng thời trao 60 xuất quà cho các hộ gia đình trực tiếp tham gia buổi tuyên truyền có hoàn cảnh khó khăn. Đến dự và trao quà có Đại tá Huỳnh Văn Đông, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh; ông Nguyễn Ngọc Phúc, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.


Tích cực chuyển tải thông điệp "nói không với vi phạm vùng biển nước ngoài"

Huyện Châu Thành là 1 trong những địa phương có lượng tàu cá đánh bắt xa bờ nhiều nhất tỉnh Kiên Giang. Chính vì thế, tại đợt tuyên truyền, cán bộ chuyên trách Bộ đội Biên phòng còn phân tích rõ hơn để bà con hiểu tại sao lại gọi là chống khai thác IUU? Thế nào là cảnh báo “thẻ vàng”, tại sao Ủy ban Châu âu (EC) lại áp dụng thẻ vàng đối với ngành Thủy sản nước ta?…

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng tuyên truyền đến người dân nhận diện các hành vi được xem là buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép, bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển. Không tham gia, tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại qua lại biên giới, xuất, nhập cảnh trái phép. Đồng thời, kêu gọi bà con phát huy tối đa tinh thần toàn dân tham gia tố giác tội phạm, không bao che, tiếp tay cho tội phạm…

Làm nghề biển hơn 30 năm, ông Dương Tấn Tài, chủ tàu cá huyện Châu Thành nhận thấy, bà con nơi đây đã tự ý thức và thực hiện thông điệp "nói không với vi phạm vùng biển nước ngoài".

“Như cán bộ Biên phòng tuyên truyền, bà con ngư dân đã hiểu nếu cứ cố tình vi phạm, thì EC sẽ cấm nhập khẩu mặt hàng thủy sản, lúc đó con cá, con tôm của ngư dân Việt Nam đánh bắt được sẽ không bán ra thị trường Châu Âu được. Ngoài ra việc vi phạm chủ quyền các nước còn dẫn đến các hệ lụy như bị bắt, tịch thu tàu, phạt tiền, phạt tù…”, ông Dương Tấn Tài nói khi tham gia buổi tuyên truyền.

Phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp và các hành vi được xem là vi phạm pháp luật đến bà con Nhân dân huyện Châu Thành
Phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp và các hành vi được xem là vi phạm pháp luật đến bà con Nhân dân huyện Châu Thành

Nhiều giải pháp đồng bộ

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang, từ tháng 8/2024 đến nay, tỉnh Kiên Giang không có tàu cá ngư dân vi phạm khai thác đánh bắt thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài. Tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể về tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống IUU, ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để cùng cả nước gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tỉnh Kiên Giang đã xử lý triệt để tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép) trên địa bàn, đã đăng ký cho 2.090 tàu cá “3 không”, đạt 100%.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang, ông Lê Hữu Toàn cho biết: Việc loại bỏ tàu cá “3 không” góp phần ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và duy trì bền vững của hệ sinh thái biển, tuân thủ các quy định quốc tế về khai thác hải sản, nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế, đặc biệt là trong việc gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu (EC).

"Tàu cá “3 không”, không đảm bảo an toàn khi hoạt động trên ngư trường, xử lý triệt để các tàu này nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn trên biển, đồng thời giúp quản lý và giám sát hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản, tàu cá được cấp phép hoạt động theo quy định, ngư dân cũng yên tâm vươn khơi", ông Lê Hữu Toàn cho hay.

Lực lượng chức năng của tỉnh Kiên Giang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm IUU
Lực lượng chức năng của tỉnh Kiên Giang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm IUU

Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã phát hành 34 thông báo với 80 lượt tàu (73 tàu) bị mất tín hiệu kết nối trên biển, trong đó, có 72 lượt tàu (65 tàu) mất tín hiệu trên biển hơn 6 giờ đến dưới 10 ngày và 8 lượt (8 tàu) mất tín hiệu trên 10 ngày.

Đồng thời, phát hành văn bản cảnh báo một số tàu cá vượt ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển và mời chủ tàu, thuyền trưởng làm việc để xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Cao Cường, Tổ trưởng Tổ an toàn nghề cá thành phố Hà Tiên, cho biết, hoạt động trên biển, ông và thuyền trưởng, thuyền viên của mình cùng các ngư dân thành viên trong tổ chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về thủy sản, cam kết không vi phạm IUU. Trước khi ra biển, chuẩn bị giấy tờ theo quy định để trình báo Trạm Biên phòng Pháo Đài, kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu cá duy trì hoạt động 24/24 giờ khi đánh bắt trên ngư trường, không khai thác trong vùng cấm, vùng biển nước ngoài, không đánh bắt mang tính hủy diệt làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản… 

"Chúng tôi luôn chấp hành đầy đủ các quy định để góp phần cùng tỉnh và cả nước gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC áp cho thủy sản Việt Nam đã 7 năm qua, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh làm tổn hại đến biển để phát triển kinh tế biển bền vững”, ông Nguyên Cao Cường bộc bạch.

Nhận thức của bà con Nhân dân tỉnh Kiên Giang về phòng, chống IUU từng bước được nâng lên.
Nhận thức của bà con Nhân dân tỉnh Kiên Giang về phòng, chống IUU từng bước được nâng lên

Theo báo cáo, năm 2024, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang ước hơn 430.820 tấn. Nghề cá Kiên Giang đang tái cấu trúc ngành khai thác, thực hiện chương trình quốc gia phát triển khai thác thuỷ sản hiệu quả bền vững giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Sắp xếp đội tàu khai thác thủy sản theo hướng không tăng thêm số lượng, chú trọng đầu tư phát triển, nâng cấp tàu cá đánh bắt xa bờ, giảm dần tàu cá đánh bắt ven bờ. Đồng thời, tỉnh cũng khuyến khích bà con chuyển sang nghề ít xâm hại đến nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi một phần lao động từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản và nghề khác. Tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên ngư trường.

Ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá chia sẻ, thời gian gần đây, tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản là tín hiệu đáng mừng. Bà con khai thác vùng biển trong nước bước đầu cho hiệu quả khá, nỗ lực vượt khó khăn và dần ổn định. Những ngư dân có nhiều phương tiện chọn 1 hay 2 đôi tàu cùng thuyền trưởng, thuyền viên giỏi, kinh nghiệm kết hợp đầu tư thiết bị, ngư cụ… để vừa đánh bắt hiệu quả, vừa giảm chi phí chuyến biển.

Tuy nhiên, để ngư dân đánh bắt ngư trường trong nước hiệu quả thì một trong những giải pháp cơ bản là tỉnh Kiên Giang sớm khôi phục, bảo vệ nguồn lợi cá, tôm; kiểm soát việc khai thác đánh bắt vượt khả năng tái tạo của nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 10.034 tàu cá đăng ký đã được cập nhật lên dữ liệu tàu cá quốc gia (Vnfishbase); có 3.573/3.621 tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản lắp đặt thiết bị thiết bị giám sát hành trình, còn lại 48 tàu cá nằm bờ không hoạt động chưa lắp thiết bị giám sát hành trình; cấp phép khai thác 9.755/10.034 tàu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường: Gợi mở những tiềm năng hợp tác mới giữa Việt Nam và Sri Lanka

Cùng Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka chủ trì gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm, sáng 5/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Sri Lanka có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và gợi mở những tiềm năng hợp tác mới đưa quan hệ Việt Nam-Sri Lanka ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Đây là lần thứ tư, Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, hội tụ đức tin về hòa bình. Dịp này, cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần lương giáo hòa hợp một nhà, mong muốn lan tỏa Tuệ giác Phật giáo đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững.
Biểu tượng linh thiêng giữa lòng tháp cổ

Biểu tượng linh thiêng giữa lòng tháp cổ

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Tháp Pô Rômê được giới nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những công trình có niên đại “trẻ” nhất trong hệ thống tháp Champa. Tuy không đồ sộ như tháp Hòa Lai hay Pôklong Garai, song tháp Pô Rômê lại sở hữu những đường nét kiến trúc và hoa văn độc đáo, mang phong cách riêng. Đặc biệt, giữa lòng ngọn tháp hơn 300 năm tuổi này đang lưu giữ một bảo vật Quốc gia - bức phù điêu vua Pô Rômê - được đồng bào Chăm đời này qua đời khác gìn giữ như một biểu tượng linh thiêng.
Ninh Thuận: Cấp bách tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Ninh Thuận: Cấp bách tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Tin tức - Bá Minh Truyền - 1 giờ trước
Những ngày đầu tháng 5, thời tiết ở Ninh Thuận rất nóng bức. Hơn thế nữa, đây cũng là thời điểm hệ thống thủy lợi kênh Nam (mương Nhật) đóng nước. Tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt hàng ngày diễn ra thường xuyên. Người dân các thôn Hữu Đức, Tân Đức và Thành Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước không có nước sạch để sử dụng, đàn gia súc cũng không có nguồn nước uống.
Ứng dựng AI trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025

Ứng dựng AI trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025

Giáo dục - Văn Hoa - 2 giờ trước
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, đánh dấu lần thứ 24 chương trình diễn ra trên quy mô toàn quốc, quy tụ sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội, nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh thiết thực và sáng tạo kéo dài trước - trong - sau. Đặc biệt, chương trình xây dựng kế hoạch truyền thông trên đa nền tảng để tiếp cận hàng triệu thí sinh, linh hoạt ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hỗ trợ.
Quảng Nam: Cảnh sát bắt giữ nhóm đối tượng bắt cóc người đánh bạc gian để đòi tiền chuộc

Quảng Nam: Cảnh sát bắt giữ nhóm đối tượng bắt cóc người đánh bạc gian để đòi tiền chuộc

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 5/5, đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa điều tra, bắt giữ 11 đối tượng có liên quan đến các hành vi “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” và “Đánh bạc”.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế tại Việt Nam

Sẽ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế tại Việt Nam

Tin tức - Như Hạnh - 2 giờ trước
Nhân dịp hộ tống Xá lợi Đức Phật đến Việt Nam tôn trí tại Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025, ngày 5/5, tại Văn phòng II Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (TP. Hồ Chí Minh), phái đoàn Các vấn đề Nghị viện của Chính phủ Ấn Độ do Bộ trưởng Kiren Rijiju làm Trưởng đoàn, đã đến vấn an Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự và ký kết biên bản ghi nhớ đặt Văn phòng đại diện của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) tại Việt Nam.
Hà Giang lọt Top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới

Hà Giang lọt Top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới

Du lịch - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tạp chí du lịch uy tín Time Out vừa công bố danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025. Trong danh sách này, Việt Nam góp mặt với hai đại diện: Hà Giang và Hội An.
Phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Chính sách Dân tộc - Sỹ Hào - Văn Hoa - 2 giờ trước
Bộ Dân tộc và Tôn giáo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Mây ngũ sắc xuất hiện ngay nơi tôn trí Xá lợi Đức Phật, người dân bày tỏ tôn kính

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Mây ngũ sắc xuất hiện ngay nơi tôn trí Xá lợi Đức Phật, người dân bày tỏ tôn kính

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Trước thềm khai mạc đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, chiều 5/5, mây ngũ sắc xuất hiện sau tôn tượng Phật đặt trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh - địa điểm đang tôn trí Xá lợi Đức Phật. Người dân bày tỏ sự xúc động khi được chứng kiến.
PC Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng

PC Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thời tiết đang bước vào mùa nắng nóng, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao; đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ quá tải hệ thống và tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện năng. Tại tỉnh miền núi Lào Cai, theo dự báo của Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai), sản lượng điện tiêu thụ vào mùa Hè có thể tăng từ 15 - 20% so với các tháng khác trong năm.