Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khắp nơi “chia lửa” cùng Bắc Giang

Đông Khánh - 16:31, 21/05/2021

Những ngày qua, Bắc Giang thực sự bước vào một cuộc chiến đúng nghĩa với đại dịch Covid-19. Đợt bùng phát dịch lần này xảy ra trong các khu công nghiệp lớn với hàng trăm nghìn công nhân liên quan khiến cho công tác dập dịch cam go hơn bao giờ hết. Dù thế, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cộng thêm sự “chia lửa” hỗ trợ đắc lực của các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã tiếp thêm sức mạnh cho Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch.

Đoàn công tác Học viện Quân y lấy mẫu cho cán bộ, nhân viên phục vụ khu cách ly tập trung của tỉnh tại Trung đoàn 831
Đoàn công tác Học viện Quân y lấy mẫu cho cán bộ, nhân viên phục vụ khu cách ly tập trung của tỉnh tại Trung đoàn 831 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang)

Nỗ lực khoanh vùng dập dịch

Trong những ngày này, tỉnh Bắc Giang xuất hiện cùng lúc 3 ổ dịch Covid-19 , trong đó 2 ổ dịch tại Khu công nghiệp Vân Trung và Quang Châu - nơi có hơn một trăm nghìn công nhân đang làm việc. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chưa từng có khiến lực lượng tuyến đầu nhiều đêm thức trắng để nỗ lực khoanh vùng dập dịch.

Ở các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có hơn 160 nghìn công nhân của hàng trăm doanh nghiệp, khả năng tiếp xúc giữa công nhân với nhau cao nên việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng cả về kinh nghiệm, nhân lực và vật tư y tế. Yêu cầu cấp bách là cần sớm lấy mẫu xét nghiệm càng nhanh càng tốt số công nhân trong các khu công nghiệp nhằm khoanh vùng và có phương án ngăn chặn lây lan ra cộng đồng hiệu quả. Trong khi đó, tại thời điểm mới bùng phát dịch, năng lực xét nghiệm của tỉnh Bắc Giang vẫn còn hạn chế. Sự thiếu nhân lực, vật lực đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Newwing.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Newwing (thuộc KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang)

Người dân Bắc Giang những ngày qua đã trải qua nhiều cảm xúc thật khó quên. Những cuộc họp khẩn xuyên đêm của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, F0 tăng lên và liên tục các bản tin khẩn cấp tìm F1, F2...; bệnh viện dã chiến, các chốt kiểm dịch mọc lên mỗi lúc nhiều thêm. Rồi những quyết định cách ly y tế, giãn cách xã hội, thông báo của các cấp chính quyền được truyền phát trên các phương tiện thông tin, loa phóng thanh và mạng xã hội với tần suất dày đặc trong ngày.

Tính đến sáng ngày 21/5/2021, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 ổ dịch với tổng số 795 trường hợp dương tính. Tỉnh đã cách ly y tế 78 thôn, tổ dân phố; giãn cách xã hội 28 xã, phường, thị trấn, 11 thôn, tổ dân phố; cách ly xã hội 4 huyện bao gồm Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và Việt Yên; tạm dừng hoạt động 4 Khu công nghiệp: Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng.

Cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lấy thông tin cá nhân của công nhân Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam
Cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lấy thông tin cá nhân của công nhân Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam tại khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Tình người trong gian khó

Trong lúc khó khăn, hoạn nạn, Bắc Giang đã nhận được rất nhiều tình cảm đặc biệt của các địa phương, đơn vị và người dân trong cả nước. Đầu tiên là thông điệp “Bắc Giang gọi - Quảng Ninh đáp lời”. Biết bao người dân Bắc Giang đã rơi nước mắt khi chứng kiến nghĩa cử cao đẹp của tỉnh Quảng Ninh dành cho Bắc Giang. Ngày 15/5, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ xuất quân Đoàn thầy thuốc tình nguyện với hơn 200 cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí lên đường chung tay cùng tỉnh Bắc Giang và cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Cùng với nhân lực, Quảng Ninh ủng hộ tỉnh Bắc Giang 4 tỷ đồng; Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng)-đóng tại TP. Hạ Long Quảng Ninh, ủng hộ 2 tỷ đồng để phòng, chống dịch.

Hình ảnh Đoàn thầy thuốc Quảng Ninh lên hỗ trợ Bắc Giang chống dịch khiến nhiều người dân đã cảm động rơi nước mắt. Những cánh tay nhân dân giơ lên chào đón như lời cảm ơn, cảm tạ chân thành suốt dọc hai bên đường từ khi đoàn xe vào địa phận Bắc Giang. Thậm chí một cảnh sát giao thông Bắc Giang làm nhiệm vụ trên đường khi thấy Đoàn tiến vào đã đứng nghiêm trang chào như một lời tri ân, một lời cảm ơn gửi đến những nghĩa cử cao đẹp dành cho địa phương mình.

Các y, bác sĩ Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga thực hiện ngay nhiệm vụ xét nghiệm khi đến tỉnh Bắc Giang
Các y, bác sĩ Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga thực hiện ngay nhiệm vụ xét nghiệm khi đến tỉnh Bắc Giang

Vượt qua chặng đường dài, ngay sau khi đến Bắc Giang với bữa trưa chóng vánh, Đoàn thầy thuốc Quảng Ninh đã di chuyển đến Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) bắt tay ngay vào việc lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ Lens Việt Nam. Với tinh thần làm việc trách nhiệm, Đoàn đã thần tốc lấy được hàng trăm nghìn mẫu. Toàn bộ số mẫu trên được chuyển về Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí làm xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2.

Tiếp sau Quảng Ninh, trong ngày 16/5, tỉnh Bắc Giang đón nhận thêm nhiều ân tình nữa từ phía các đơn vị, địa phương đã chi viện. Đó phải kể đến là Đoàn 215 cán bộ, sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã có mặt để hỗ trợ dập dịch. Cũng ngay trong chiều 16/5, một đoàn gồm 20 chuyên gia dày dạn kinh nghiệm từ Thủ đô Hà Nội đã đến Khu công nghiệp Vân Trung tiếp sức cho tỉnh Bắc Giang chống dịch. Đoàn công tác tham gia phối hợp trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường, khử khuẩn toàn bộ khu công nghiệp; hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại khu công nghiệp; hướng dẫn tổ chức điều tra truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm tại chỗ…

Bộ đội hóa học Quân khu 1 phun khử khuẩn tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (Đường Lê Lợi, xã Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang)
Bộ đội hóa học Quân khu 1 phun khử khuẩn tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (Đường Lê Lợi, xã Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang)

Bắc Giang cảm nhận được mình không hề đơn độc trong cuộc chiến căng thẳng chống lại dịch bệnh này, bởi những ngày sau đó, đã có nhiều đoàn hỗ trợ từ Bộ Y tế, Học viện Quân y, Quân khu 1, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an), Đoàn các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Đà Nẵng... hỗ trợ cả nhân lực và vật tư y tế. Đây là những “đội đặc nhiệm” quan trọng đã chia sẻ, hỗ trợ hiệu quả cho tỉnh Bắc Giang sớm đẩy lùi dịch Covid-19.

Phát huy tinh thần đùm bọc, sẻ chia

Nếu như trên tuyến đầu, Bắc Giang có sự hỗ trợ đắc lực của các ngành, địa phương thì ở “tuyến sau” tình người cũng đầy ấm áp, yêu thương. Để hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, Bắc Giang kêu gọi công nhân lao động ngoại tỉnh đang làm việc ở Bắc Giang không về quê lúc này. Trong hoàn cảnh ấy, tỉnh đã giao cho Liên đoàn Lao động phối hợp cùng các hội, nhóm phát động phong trào tương thân, tương ái để hỗ trợ cho công nhân. Những “tâm thư”, lời kêu gọi ủng hộ chống dịch trên trang cá nhân, của các tổ chức, hội, nhóm đã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho các chốt kiểm dịch, ở khu cách ly, công nhân khu giãn cách, phong toả... có sức lan toả vô cùng lớn lao. Tính đến sáng ngày 21/5, Bắc Giang nhận được tổng số tiền ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch là trên 70 tỷ đồng cùng nhiều nhu yếu phẩm, vật tư, thiết bị y tế.

Lực lượng chức năng huyện Việt Yên vận chuyển nhu yếu phẩm đến các nhà trọ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, công nhân
Lực lượng chức năng huyện Việt Yên vận chuyển nhu yếu phẩm đến các nhà trọ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, công nhân trong vùng dịch thuộc tỉnh Bắc Giang

Có rất nhiều hình thức chung tay, góp sức khác nhau, hành động tuy nhỏ nhưng lại thiết thực. Của ít lòng nhiều, các cô giáo cùng phụ huynh và chị em CLB Quan họ huyện Việt Yên đã quyên góp tiền để nấu những suất cơm, làm những hộp muối vừng, sấu ngâm tỏi ớt, mật ong ngâm tỏi chuyển đến từng chốt phòng dịch và chi viện cho những người trong khu cách ly. Nhiều em học sinh còn mổ lợn đất tiết kiệm gửi đến ủng hộ phòng, chống dịch. Nhiều đoàn viên, thanh niên, người dân tình nguyện hỗ trợ nấu cơm, phun khử khuẩn, lau dọn, sửa ống nước, lắp đặt cơ sở đón các tình nguyện viên… Công nhân khu nhà trọ được người dân địa phương san sẻ từng nắm gạo, mớ rau hoặc giảm giá phòng trọ để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Thậm chí ở xã Tăng Tiến (Việt Yên), có người đã thịt cả con lợn, mang trứng, hái rau của gia đình để chia phần cho công nhân khu giãn cách...

Lực lượng chức năng huyện Việt Yên vận chuyển nhu yếu phẩm đến các nhà trọ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, công nhân
Lực lượng chức năng huyện Việt Yên vận chuyển nhu yếu phẩm đến các nhà trọ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, công nhân

Những tấm lòng nhân ái, san sẻ vì cộng đồng ấy không chỉ góp phần đẩy lùi dịch bệnh mà còn lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hôm nay. Tin chắc rằng với sự dốc sức, dốc lòng và đoàn kết của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân, Bắc Giang sẽ vững vàng đẩy lùi dịch Covid-19.

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.