Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khai mạc phiên họp lần thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hoàng Quý - 11:00, 09/05/2023

Sáng 9/5, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 23 để xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp

Dự phiên khai mạc có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội. Về phía khách mời có Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn; cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương; các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ…

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đây là phiên họp thường kỳ cuối cùng của UBTV Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 22/5 tới. Trong thời gian 4 ngày làm việc, UBTV Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến đối với 13 nội dung lớn dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, UBTV Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội; xem xét đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, UBTV Quốc hội đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân về dự án Luật rất quan trọng này. Theo Báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã có trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân đóng góp về dự án luật rất quan trọng này.

Dự kiến tại phiên họp này, UBTV Quốc hội sẽ dành 1/2 ngày làm việc để tiếp tục cho ý kiến đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTV Quốc hội tập trung quan tâm cho ý kiến những nội dung lớn như chủ trương thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW về các chính sách pháp luật về đất đai hiện nay, cũng như một số vấn đề lớn, khó như vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất; việc sửa đổi các luật khác có liên quan như thế nào nhất là các dự án luật đang được trình Quốc hội để bảo đảm đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTV Quốc hội nghiên cứu cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các nội dung căn cứ vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay, việc tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu, xử lý tình trạng sở hữu chéo; quản lý tài sản đảm bảo; vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát; những nội dung cần luật hóa từ Nghị quyết 42 của Quốc hội…

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án nhận được sự quan tâm của công dân Việt Nam ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua theo thể thức rút gọn nên càng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Tại phiên họp này, UBTV Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (đồng thời xem xét việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6 và HĐND các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do Hội đồng nhân dân bầu phê chuẩn vào các kỳ họp cuối năm.

UBTV Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung cho ý kiến về các chính sách cụ thể, chính sách mới, các nhóm giải pháp.

Về đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của UBTV Quốc hội tại Phiên họp thứ 22, đại biểu Quốc hội đã hoàn thiện hồ sơ và có Tờ trình mới đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính (tên đại biểu đề xuất trước đây là Luật Bản dạng giới). Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét, cho ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật nêu trên, nhất là về sự cần thiết các chính sách lớn và đánh giá tác động của chính sách được đề xuất để có quyết định phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, UBTV Quốc hội sẽ cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, UBTV Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội để xem xét nội dung của chương trình kỳ họp. Nhấn mạnh dự kiến chương trình kỳ họp tới là rất nặng, tính riêng chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có đến 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thuyết phục được Quốc hội, các cơ quan phải tập trung cao độ bảo đảm cho kỳ họp hoàn thành với nội dung tốt nhất.

Ngoài ra, UBTV Quốc hội sẽ xem xét, quyết định đối với 3 nội dung thuộc thẩm quyền, bao gồm: Dự thảo Nghị quyết về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030; việc sử dụng kinh phí để mua bù một số mặt hàng trong dự trữ quốc gia; báo cáo công tác dân nguyện Quốc hội tháng 4.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận đầu tiên của phiên họp: Cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Xây dựng làng Mường cổ thành sản phẩm OCOP

Du lịch - PV - 6 phút trước
Đã có hơn chục năm làm du lịch nhưng đến nay, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xã Phong Phú đã lựa chọn du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải để thúc đẩy du lịch ở bản Mường cổ này.
Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Thủ tướng Pedro Sanchez và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, Thủ tướng Pedro Sanchez đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tiếp; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón, hội đàm và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Làng Sen 2025

Lễ hội Làng Sen 2025

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025. Chùa cò ở Trà Vinh. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Ngăn chặn kẻ xấu xúi giục, kích động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS): Nhận diện âm mưu, thủ đoạn (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 3 giờ trước
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, luôn gắn kết trong sự hòa thuận, đoàn kết để xây dựng quê hương phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để kích động, gây rối nhằm phá hoại sự ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của những thế lực này là cách để chúng ta nâng cao cảnh giác, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Lai Châu: Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả sau sáp nhập bộ máy hành chính

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khẩn trương kiện toàn nhân sự, triển khai các quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Qua đó, sớm đưa bộ máy đi vào hoạt động bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Tiếng chuông chùa trên đỉnh đèo Lò Xo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Giáo dục - Lê Hường - 3 giờ trước
Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.
Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở Hoa Thám

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 3 giờ trước
Với tinh thần nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã lan tỏa phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình dân sinh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích đất hiến để mở đường nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Nhiều diện tích lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều có nguy cơ mất trắng vì khô hạn

Kinh tế - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Hiện 45ha lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang vào thời kỳ nuôi đòng, trổ bông. Thế nhưng do thiếu nước tưới, toàn bộ diện tích này đang đứng trước nguy cơ mất trắng!