Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hương Tết chợ quê

Nguyễn Lê Ái Ngọc - 15:07, 27/01/2025

Gió se se mơn man làn da, vạn vật cựa mình tỉnh giấc cùng tiết trời chuyển Xuân, tôi bỗng thấy yêu đời đến lạ. Lòng rộn ràng, nôn nao như đứa trẻ, khao khát hương Tết, chợ quê.

Một gian hàng được trang trí mang đậm nét văn hóa Nam Bộ xưa.
Một gian hàng được trang trí mang đậm nét văn hóa Nam Bộ xưa.

Nhà ngoại tôi nơi miền quê, chợ nhóm (họp) trước ánh bình minh. Thuở nhỏ, tôi thích lắm những ngày cận Tết được theo ngoại đi chợ. Khác hẳn với những ngôi chợ ở Sài Gòn họp từ sáng tới khuya, chợ quê họp từ bốn giờ sáng đến khoảng tám giờ là tan. Những ngày cận Tết, chợ tan trễ hơn nhưng muốn thưởng thức cái không khí Tết thì phải rọi đèn pin soi đường đi từ rất sớm, qua mấy chiếc cầu lắt lẻo, thưởng thức cơn gió trong lành quyện hương hoa đồng cỏ nội mùa Xuân.

Ngoại tôi có nuôi nhiều vuông tôm, cá kèo... Ngày cận Tết, nước lớn mênh mông, những chiếc xà ngôm thu hoạch đầy cá kèo, tép bạc đất, bạc thẻ... Bà ngoại và tôi phải đi từ bốn giờ sáng để mang tôm, cá cân bán cho thương lái, xong tôi được tung tăng cùng chợ quê ngày Tết. Bao nhiêu năm vẫn thế, nhưng tôi cứ mê mẩn với những gian hàng quen thuộc.

Vừa qua khỏi cầu sắt lót ván gỗ đóng đinh, tôi đã ngửi thấy mùi hoa cúc vạn thọ ngào ngạt thơm, với tôi đây là hương Tết. Cúc vạn thọ là hoa Tết của xóm làng quê ngoại tôi. Ngày Tết, nhà nào cũng chưng những chậu vạn thọ trước thềm. Có nhà còn trồng đầy cả vạt sân, hương đượm cùng nắng gió mùa Xuân, sắc màu tươi sáng, rực rỡ của hoa đã khoác lên vùng quê chiếc áo mới giản dị, mộc mạc, gần gũi, yêu thương. Ngoại nói: "Hoa cúc vạn thọ rất ý nghĩa trong mùa Xuân, tượng trưng sự trường thọ và sum họp, đủ đầy".

Một gian hàng đang chiên bánh tét để đãi du khách tham quan.
Một gian hàng đang chiên bánh tét để đãi du khách tham quan.

Nối tiếp hoa là những vựa dưa hấu được chất cao thành đống sau khi chuyển từ dưới ghe lên bến sông ngay đầu cầu, những chiếc xe lôi đạp chở dập dìu hoa và dưa. Nhiều chủng loại, kiểu dáng của dưa hấu được bày bán, dưa ăn và dưa bày Tết. Những trái dưa được cắt làm mẫu đỏ thắm để trên đống dưa trông rất hấp dẫn, tạo lòng tin cho người mua. Theo phong tục của người Việt, bày dưa hấu trong ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Ngoại tôi nói: “Dưa để bày trong ngày Tết phải chọn quả tròn to, vỏ xanh mướt, tươi bóng. Sự may mắn tràn đầy được thể hiện ở sắc đỏ của ruột dưa, sắc xanh tươi của vỏ, thể hiện niềm vui, hạnh phúc luôn hiện hữu, vị ngọt thanh mát là hương vị tình cảm của gia đình”.

Đi chợ Tết không chỉ là thói quen hay nhu cầu cần thiết mà còn chứa đựng cả tiềm thức và văn hoá. Tôi muốn ôm mùa Xuân quê ngoại vào lòng, nâng niu nét văn hóa truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Không khí mùa Xuân đặc biệt nổi bật ở chợ quê là gian hàng bán tranh Tết. Gọi là gian hàng nhưng chỉ là chiếc chiếu trải trên nền đất, vài sợi dây sào buộc xung quanh cọc tre treo những bức tranh dân gian với nhiều hình ảnh, màu sắc hồn hậu. Tranh Tết là món ăn tinh thần quen thuộc trong mỗi gia đình của người dân quê tôi. Tranh nhỏ thì treo trên dây, tranh bản giấy to thì xếp chồng lên nhau bày trên mặt chiếu. Mọi người xúm xít chọn lựa, tiếng trầm trồ khen ngợi, tiếng góp ý bình luận đan xen tạo thành một không gian sôi động. Bà ngoại cũng dẫn tôi ghé vào chọn mấy bức tranh Xuân.

Tết đến, nhà nào ở quê cũng tự làm mứt dừa, mứt gừng, bánh phồng, kẹo chuối... nhưng gian hàng bán bánh mứt Tết vẫn rất đông, nhất là những giỏ quà xinh xắn, đầy đủ bánh mứt, rượu trà... gói kèm cùng nhau. Bà con mua làm quà tặng hoặc bày trên bàn thờ. Rồi các loại mứt khó làm như mứt bí, mứt me, mãng cầu, bánh kẹo... cũng được chọn mua. Tôi rất thích mứt bí quê ngoại vì ít đọng đường và thanh mứt to dày. Năm nào bà ngoại cũng mua dư một ít để tôi mang về Sài Gòn. Góc chợ ồn ào nhất là nơi bán gà, vịt, chúng kêu quang quác khi người mua chọn lựa. Hình như ai cũng ghé quầy thịt heo, cô bán thịt có ba, bốn người phụ mà vẫn thoăn thoắt luôn tay. Góc dịu dàng nhất là nơi bán rau cải, những bó rau non tơ, mượt mà, thân quen đến yêu thương.

Gói bánh tét cho ngày Tết.
Gói bánh tét cho ngày Tết.

Tôi bắt gặp ánh mắt trong veo, tinh khôi, sung sướng của những đứa trẻ được mẹ dẫn đi mua sắm quần áo, giày dép mới. Các cô thôn nữ chọn mua kẹp cài, ướm thử lên suối tóc đen huyền đẹp xinh, mộc mạc... Ngoại bảo, chợ quê bây giờ đã hiện đại nhiều, hàng hóa đa dạng hơn, muốn mua gì cũng có nên không còn giữ nguyên nét bình dị, chân chất, sự trân trọng, vui thích khi mua được món hàng vừa ý như ngày xưa nữa. Cảnh xưa nếp cũ cứ phai dần. Cũng như đời người, sau khoảng thời gian vô tư, vô lo cũng phải trưởng thành và buộc mình thay đổi để thích nghi. Cái giá của sự thay đổi, dù là tốt cỡ nào thì cũng mất đi những giá trị mà cả một thời ta trân quý. Bởi thế, tôi luôn nghe má và mấy dì nhắc nhở mãi về tuổi thơ với tình cảm thiêng liêng vô bờ bến.

Với tôi, Tết là để trở về, về với ký ức, với kỷ niệm, với người thân, để được đoàn viên, sum vầy. Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, tôi ước mong cho mọi người được vui khỏe, bình an, cuộc sống hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Nước trời” của người Tà Riềng

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.
Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Lễ tế mở cửa đền Trần Thái Bình, lễ rước nước kỷ lục hàng nghìn người

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bắt đầu từ ngày 10/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra một loạt các hoạt động tâm linh và văn hóa truyền thống mở đầu cho những ngày diễn ra Lễ hội đền Trần năm 2025 đầy sôi động.
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động Tết trồng cây

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Sáng 11/2, tại cơ quan Bộ chỉ huy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài "Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng" và phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Ban Thường vụ, Bộ Chỉ huy, các phòng, văn phòng, Đồn trưởng, Chính trị viên tất cả các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Media - BDT - 7 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Media - BDT - 20:00, 10/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 10/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Du khách nô nức trẩy Hội Lim Xuân Ất Tỵ. Nối mạch điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế ở xã vùng sâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Các huyện miền núi Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi khỏe mạnh trong rét đậm

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18:37, 10/02/2025
Hiện nay, do ảnh hưởng rét đậm, rét hại của đợt không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp nhất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh phổ biến 9-12°C, vùng núi 5-8°C, vùng núi cao có nơi dưới 3°C, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi. Để kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của thời tiết, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, các địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp, giữ cho vật nuôi khỏe mạnh.
Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trồng cây đầu Xuân - Mong mùa quả ngọt .Đầu năm, làng biển Nghệ An đỏ lửa nướng cá. “Tỷ phú chân đất” miền sơn cước. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Chàng trai Ê Đê tạm gác sự học nơi giảng đường, tình nguyện nhập ngũ

Gương sáng - Lê Hường - 18:35, 10/02/2025
Đang theo học năm thứ 2 của một trường cao đẳng ở Tp.Buôn Ma Thuột, Phương Bắc Bkrông (SN 2003), trú buôn Cuăh, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk gác lại giấc mơ giảng đường, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc và Nhân dân.
Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên điện lực có chiều hướng gia tăng

Pháp luật - Trọng Bảo - 18:33, 10/02/2025
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng lừa đảo, mạo danh nhân viên ngành điện lực có chiều hướng gia tăng, với những thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. Kẻ gian lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện, đánh vào sự cả tin của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính cho nhiều người.
Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Gia Lai: Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống từ chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Thu - 18:32, 10/02/2025
Nhằm bắt kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đời sống xã hội, đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai đã tận dụng những tiện ích của việc số hóa để bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, phục vụ đời sống ngày càng phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu xâm nhập mặn sâu hơn trung bình nhiều năm

Tin tức - Tào Đạt - 18:30, 10/02/2025
Mùa khô 2024 - 2025, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo thấp hơn trung bình nhiều năm, xâm nhập mặn có thể sâu và bất thường. Do đó, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh để đề phòng xâm nhập mặn tăng cao đột biến.
Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Ủy ban Dân tộc giao ban công tác tháng 2 năm 2025

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 18:29, 10/02/2025
Sáng 10/2, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Ủy ban giao ban với Thủ trưởng các vụ, đơn vị tháng 2/2025. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.