Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huổi Min ngày mới

Hoàng Quý - 18:14, 30/04/2024

Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.

Đường giao thông nối bản Huổi Min đến trung tâm phường Sông Đà giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn.
Đường giao thông nối bản Huổi Min đến trung tâm phường Sông Đà giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn.

Trong chuyến công tác tại Điện Biên, chúng tôi có dịp đến với Huổi Min, bản vùng cao đặc biệt khó khăn duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay. Dẫn chúng tôi lên Huổi Min, chị Lò Thị Nga, cán bộ văn hóa phường Sông Đà kể lại, bà con ở Huổi Min vốn trước đây ở tận bên bản Nậm Pồ, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Do cuộc sống khó khăn quá, mọi người quyết định di cư đến gần phường Sông Đà để sinh sống.

Tuy nhiên, thời điểm đó, khu vực người dân sinh sống lại không có tên trong danh sách quản lý hành chính của bất kỳ xã, phường nào trên địa bàn. Chính điều này khiến cho người dân Huổi Min không thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.

Chị Lò Thị Nga cho biết, phải đến tận năm 2006, với mong muốn nhận được sự quan tâm, chúng tôi đã dành nửa ngày đi bộ, băng rừng xuống phường Sông Đà xin bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Cũng từ đó, bản Huổi Min mới được mọi người chú ý đến. Vui mừng thay, vào năm 2008, bản Huổi Min chính thức được ghi danh thuộc phường Sông Đà.

Mừng là vậy, nhưng Huổi Min vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi được sát nhập, cả bản cũng chỉ có vỏn vẹn 10 hộ dân với 61 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, mọi thứ về hạ tầng, y tế, giáo dục... đều bằng không. Cùng với đó, việc tạo sinh kế, phát triển kinh tế ở Huổi Min là một trong những trăn trở rất lớn của chính quyền địa phương. Bà con ở đây không biết trồng lúa nước, chỉ làm nương, rẫy theo tập quán cũ.

Được sự vận động của phường Sông Đà, nhiều hộ dân đã bắt đầu học hỏi, khai hoang, gieo trồng ruộng nước. Chị Lò Thị Nga cho biết, đến nay, mỗi hộ trong bản đều canh tác lúa nước, diện tích canh tác lên tới hơn 8ha, mỗi năm hai vụ, đây là nguồn thu chính, cung cấp lương thực cho cả bản.

Một góc bản Huổi Min, sự thay da, đổi thịt thể hiện từ những ngôi nhà kiên cố, khang trang, vững chắc của người dân.
Một góc bản Huổi Min, sự thay da, đổi thịt thể hiện từ những ngôi nhà kiên cố, khang trang, vững chắc của người dân.

Dạo một vòng quanh bản, chúng tôi có thể nhận thấy ngay rằng, Huổi Min giờ khang trang, đầy đủ hơn trước nhiều, đời sống của bà con cũng được nâng cao, trẻ con đến trường, phụ nữ ngoài giờ đi làm thì có thể tham gia đội văn nghệ tập luyện ở nhà văn hoá.

Đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Lầu A Hờ, Bí thư Chi bộ bản Huổi Min. Được biết, anh Lầu A Hờ là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng tại Huổi Min.

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh đồi và giới thiệu về khu chuồng trại nuôi lợn, gia cầm và ruộng lúa bậc thang, anh Lầu A Hờ chia sẻ: Ruộng của gia đình mới xuống giống, chỉ cần thu hoạch đủ thóc là không lo đói rồi, thừa thì để chăn nuôi thêm gà, ngan cải thiện bữa ăn.

Nhìn mô hình VAC khép kín của gia đình, tôi hỏi vui: “Mô hình phát triển thế này hộ nhà anh không phải hộ nghèo đâu chứ?”. Anh Lầu A Hờ vui vẻ đáp: “Cũng không muốn làm hộ nghèo nữa rồi, muốn xin thoát nghèo mà năm nay chưa đủ tiêu chí bình xét. Nhà nước hỗ trợ nhiều thì mình phải cố gắng vươn lên thoát nghèo chứ”.

Được biết, hiện tại cả bản Huổi Min có 22 hộ, 133 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp nên đời sống của bà con khấm khá hơn, các hộ đều có ruộng, nhiều hộ tận dụng đất đai rộng rãi phát triển thêm các mô hình như cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, để khuyến khích, tận dụng các thế mạnh sẵn có phát triển kinh tế, chính quyền địa phương còn thường xuyên phổ biến kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi để tạo phong trào cả bản cùng làm, cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Sông Đà cho biết: Từ khi Huổi Min thành lập, cấp uỷ Đảng, chính quyền luôn đồng hành, sát cánh cùng bà con trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua bản Huổi Min được quan tâm, đầu tư rất nhiều về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, điện, nước… cuộc sống của người dân tốt hơn, khởi sắc hơn. “Hết năm 2023, đã có 4 hộ thoát nghèo, đây là một trong những tín hiệu đầu tiên, đáng mừng ở Huổi Min, bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà”.

Có thể thấy sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm của người dân đã góp phần làm nên một Huổi Min như hiện tại. Tin rằng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực của người dân, bản Huổi Min một ngày không xa sẽ không còn là bản vùng cao đặc biệt khó khăn, thay vào đó là một cuộc sống đủ đầy, sung túc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.