Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 168,4 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới, nhiều nước Đông Nam Á có số ca mắc/ngày tăng cao

PV - 10:20, 26/05/2021

Đến sáng 26/5, thế giới có trên 168,4 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 3,49 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 168,4 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 168,4 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 33,9 triệu ca mắc và gần 605.000 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 16.200 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mỹ đã nâng cấp độ cảnh báo đi lại lên mức độ 4 (cấp độ cao nhất) đối với Nhật Bản, theo đó cảnh báo người dân Mỹ không nên đi du lịch tới nước này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cảnh báo ở cấp độ 4 được ban hành do mức độ lây nhiễm COVID-19 rất cao ở quốc gia này. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản cân nhắc khả năng gia hạn tình trạng khẩn cấp phòng chống dịch ở 9 tỉnh thành, mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này đã bất ngờ giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 3.000 ca/ngày lần đầu tiên kể từ ngày 19/4 vừa qua. Theo Văn phòng nội các Nhật Bản, Tokyo tin rằng sẽ không có sự thay đổi nào của Mỹ trong việc ủng hộ việc tổ chức Olympic Tokyo dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới đây.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 25/5, nước này ghi nhận hơn 208.800 ca mắc mới COVID-19 và trên 311.400 trường hợp tử vong, mức thấp nhất theo ngày kể từ khi làn sóng dịch thứ hai bùng phát tại Ấn Độ hồi trung tuần tháng 4 vừa qua. Đến nay, tổng cộng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là trên 27,1 triệu người.

Một sự kiện đang gây tranh cãi tại Ấn Độ giữa dịch bệnh, đó là việc hàng nghìn người nông dân ở thị trấn Hisar đã tụ tập để phản đối các đạo luật nông nghiệp. Những nông dân này thậm chí còn cho biết sẽ tổ chức biểu tình quy mô lớn trên khắp đất nước từ ngày 26/5 với sự tham gia của hàng triệu nông dân. Giới chức Ấn Độ lo ngại, cuộc biểu tình sẽ trở thành sự kiện siêu lây nhiễm dẫn đến sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19, giống như các lễ hội hồi tháng 4. Từ cuối năm 2020, hàng chục nghìn người biểu tình đã cắm trại quanh thủ đô New Delhi. Tuy vậy, do dịch bệnh và vụ mùa, làn sóng biểu tình đã giảm, nhưng đến nay lại được khởi động lại.

Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận trên 73.000 ca mắc COVID-19. Đến nay, hơn 452.000 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi trong tổng số gần 16.200 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Ngày 25/5, Ấn Độ có số ca mắc và tử vong/ngày thấp nhất kể từ khi làn sóng dịch thứ hai bùng phát tại nước này. (Ảnh: AP)
Ngày 25/5, Ấn Độ có số ca mắc và tử vong/ngày thấp nhất kể từ khi làn sóng dịch thứ hai bùng phát tại nước này. (Ảnh: AP)

Melbourne, thành phố lớn thứ hai của Australia đã khôi phục lệnh phong tỏa vào ngày 25/5 sau khi các nhà chức trách địa phương phát hiện 5 trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại khu vực này. Lệnh phong tỏa yêu cầu cuộc tụ họp trong nhà chỉ được phép tối đa 5 người và ở ngoài trời là 30 người. Khẩu trang đương nhiên bắt buộc sử dụng đối với người tham dự. Lệnh phong tỏa dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 4/6. Trong 5 ca nhiễm mới, có 4 người trong cùng một gia đình ở phía Bắc của thành phố. Đợt bùng phát mới tại thành phố Melbourne đã chấm dứt chuỗi ngày không có ca nhiễm mới trong vòng 3 tháng qua tại bang Victoria. New Zealand thông báo sẽ tạm dừng “hành lang đi lại” với bang Victoria trong 72 giờ kể từ 18h ngày 25/5.

Ngày 25/5, Áo đã quyết định cấm các chuyến bay trực tiếp và các chuyến thăm viếng của du khách từ Anh. Nguyên nhân là do tại Anh đã xuất hiện nhiều ca nhiễm biến thể B.1617 của virus SARS-CoV-2, biến thể này được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ. Trước đó, Áo cũng đã đưa Anh vào danh sách các nước có xuất hiện biến thể mới của virus, cùng với Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Những người đi từ các nước này chỉ được nhập cảnh với số lượng hạn chế. Quy định về nhập cảnh đã có hiệu lực từ ngày 25/5, trong khi lệnh cấm các chuyến bay trực tiếp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6 tới.

Bộ Y tế Lào ngày 25/5 cho biết, nước này đã ghi nhận 56 ca nhiễm COVID-19 mới tại 6/18 tỉnh thành trong 24 giờ qua, gồm 42 ca cộng đồng và 14 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Sau vài ngày không ghi nhận bất cứ ca nhiễm nào, huyện Ton Pheung, tỉnh Bokeo, nơi có đặc khu Tam Giác Vàng, lại trở thành điểm nóng với 17 ca cộng đồng, tiếp đó là thủ đô Vientiane với 15 ca cộng đồng. Sau hơn 1 tháng thực hiện lệnh phong tỏa, việc số tỉnh có người mắc và số ca nhiễm mới trong cộng đồng tại Lào bất ngờ tăng trở lại cho thấy, tình hình dịch tại nước này vẫn còn phức tạp và khó lường. Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.878 ca mắc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 1.180 người và chỉ ghi nhận 2 trường hợp tử vong.

Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có thêm 568 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 26.000 ca. Trong 568 ca nhiễm mới ghi nhận, có 540 trường hợp lây nhiễm cộng đồng và 28 người nhập cảnh. Campuchia cũng thông báo có thêm 663 người hồi phục và 4 bệnh nhân tử vong, nâng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này lên 183 người.

Malaysia ngày 25/5 ghi nhận thêm 7.289 ca mắc COVID-19, cao nhất từ đầu dịch đến nay. Đây cũng là lần đầu tiên số ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Đông Nam Á này vượt ngưỡng 7.000 trường hợp. Trước đó, Malaysia có 6 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm theo ngày hơn 6.000 bệnh nhân. Bộ Y tế Malaysia cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nước này có thể đối mặt với số ca nhiễm theo ngày lên đến 8.000 ca trong tháng 6 tới.

Tính đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 525.889 ca mắc COVID-19 và hơn 2.300 trường hợp tử vong. Hiện Malaysia đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới, buộc Chính phủ nước này phải áp dụng biện pháp hạn chế đi lại trên toàn quốc cho tới hết tháng 6 để ngăn chặn virus tiếp tục lây lan.

Malaysia đã quyết định kéo dài thời gian cách ly bắt buộc với các trường hợp nhập cảnh vào nước này đối với công dân từ 4 quốc gia Nam Á. Theo đó, những người đến từ Sri Lanka, Bangladesh, Nepal và Pakistan sẽ phải cách ly 21 ngày tại các trung tâm cách ly chỉ định. Công dân Malaysia về nước hay người nước ngoài từ Ấn Độ đến Malaysia cũng phải cách ly 21 ngày. Với các nước khác, thời gian cách ly cũng kéo dài từ 10 ngày lên thành 14 ngày và sẽ phải cách ly thêm 7 ngày nữa trong trường hợp cần thiết.

Số ca mắc mới/ngày tại Malaysia đã tăng lên mức kỷ lục với gần 7.300 trường hợp trong ngày 25/5. (Ảnh: AP)
Số ca mắc mới/ngày tại Malaysia đã tăng lên mức kỷ lục với gần 7.300 trường hợp trong ngày 25/5. (Ảnh: AP)

Indonesia quyết định sẽ triển khai chính sách hạn chế hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ trên toàn quốc. Quy định sẽ được áp dụng từ ngày 1 - 14/6 tới. Trước đó, quy định trên đã được áp dụng tại 30/34 tỉnh của Indonesia từ ngày 18 - 31/5. Việc mở rộng phạm vi và thời gian áp dụng quy định hạn chế được đưa ra sau khi nước này ghi nhận sự gia tăng các ca nhiễm mới COVID-19, đặc biệt là các ca nhiễm biến thể lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ và Nam Phi.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết, các hạn chế đã được áp dụng ở thêm 4 tỉnh Gorontalo, Maluku, Bắc Maluku và Tây Sulawesi. Theo ông Hartarto, số ca mắc mới COVID-19 trong tuần này đã tăng lên mức 5.000 ca mỗi ngày, cao hơn 1.200 trường hợp so với mức của tuần trước.

Trong khi đó, Chính phủ Indoneisa cũng dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại nước này sẽ tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr. Đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 49.600 trường hợp không qua khỏi. Hiện nước này đã tiêm được 24,81 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó có 9,89 triệu liều vaccine dùng để tiêm mũi thứ 2.

Singapore siết chặt các quy định phòng dịch tại sân bay Changi, trong đó có việc tách biệt hơn nữa giữa hành khách nhập cảnh với nhân viên sân bay. Nhân viên tại các khu vực có rủi ro cao như tại cầu tàu, sảnh nhập cảnh, nơi nhận hành lý sẽ được tiêm phòng, cách ly với những nhân viên khác và được cung cấp đầy đủ quần áo bảo hộ. Trong khi đó, hành khách đến từ các quốc gia có nguy cơ cao sẽ có người đi kèm sẽ được đưa thẳng đến các cơ sở cách ly chỉ định mà không đi qua các nhà ga khác để hạn chế lây nhiễm. Quy định được đưa ra sau khi sân bay này trở thành cụm lây nhiễm COVID-19 lớn nhất tại Singapore. Đến nay, Singapore báo cáo trên 61.800 ca mắc COVID-19, bao gồm 32 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế Philippines ngày 25/5 thông báo thêm 3.972 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số người nhiễm bệnh tại nước Đông Nam Á này lên hơn 1,18 triệu trường hợp. Nước này cũng có thêm 36 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người không qua khỏi do dịch COVID-19 lên trên 20.000 bệnh nhân. Philippines với hơn 110 triệu dân đã xét nghiệm cho hơn 12 triệu người kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 1/2020.

Cùng ngày, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định gia hạn mức độ cảnh báo dịch bệnh hiện nay cho dù số ca nhiễm mới tại đây đang có chiều hướng giảm dần. Theo người phụ trách y tế Đài Loan Chen Shih-chung, mặc dù số ca nhiễm mới tiếp tục giảm kể từ ngày 17/5, tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn ở mức cao. Theo ông, trong khi các biện pháp hạn chế phát huy hiệu quả, nguy hiểm hiện nay là các ca mắc không biểu hiện triệu chứng trong cộng đồng mà chính quyền chưa thể phát hiện.

Do đó, Đài Loan sẽ duy trì mức độ cảnh báo dịch bệnh ở cấp độ 3, mức cao thứ 2 trong thang cảnh báo, đến ngày 14/6. Theo đó, các trường học và địa điểm giải trí sẽ tiếp tục phải đóng cửa, trong khi các hoạt động tụ tập bị hạn chế. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Đài Loan ghi nhận 5.456 ca mắc, trong đó có 35 người tử vong.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - Lê Hằng - 19:35, 25/11/2024
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 18:43, 25/11/2024
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:35, 25/11/2024
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 11:55, 25/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 11:29, 25/11/2024
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 10:53, 25/11/2024
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 10:50, 25/11/2024
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 10:28, 25/11/2024
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Tin tức - PV - 08:06, 25/11/2024
Tối 24/11, xã biên giới Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Kết quả này, là từ sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các công trình, dự án, nỗ lực phát triển kinh tế...từng bước hoàn thành các tiêu chí
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).