Cuộc đời mình cũng bình thường như các bạn trẻ người Mông sinh sống ở Hua Tạt, huyện Vân Hồ (Sơn La) với đặc điểm là đất chật, toàn đồi núi, trồng ngô giỏi lắm cũng chỉ tạm no. Bố bảo, ráng học để thoát nghèo nên mình cố gắng, dù lắm khi đến lớp và bụng đói meo.
Sắc màu 54 -
Thùy Dung - Lê Hường -
11:27, 15/01/2020 Với mong muốn giữ gìn và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào Ba Na, anh Đinh A Ngưi ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư mở homestay theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Ba Na để giữ chân khách du lịch trong những lần ghé thăm Kbang.
Trong chuyến công tác về huyện nghèo miền núi Đà Bắc những ngày đầu Đông, chúng tôi cảm nhận rõ được không khí trong lành se lạnh với dòng Đà Giang xanh ngắt soi bóng những bè cá dập dềnh.
Nhiều năm trở lại đây, mô hình homestay ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Thế nhưng, việc phát triển tự phát, thiếu định hướng của loại hình kinh doanh này đang bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Là tên gọi Homestay của chị Vàng Thị Ly (1992), dân tộc Mông ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Mô hình này không chỉ làm thay đổi cuộc sống gia đình chị mà còn giới thiệu những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Mông ở Yên Bái.
Tuyên Quang là mảnh đất có bề dày văn hóa và lịch sử. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác hình thức du lịch trong đó có loại hình du lịch cộng đồng homestay. Tuy nhiên hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có.
Thay vì chọn những nhà nghỉ hoành tráng hay khách sạn cao cấp, hiện nay khách du lịch đang có xu hướng muốn ở ngay tại nhà người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của đồng bào. Xu hướng này đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ kinh doanh homestay ở tỉnh Tuyên Quang từng bước phát triển.
Đến với Làng Văn hóa du lịch thôn Hạ Thành, xã Phương Độ, TP. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) hôm nay, nhiều người đã biết tới mô hình homestay Hợp tác xã (HTX) Đồng Quê của 7 cô gái trẻ dân tộc Tày lập ra. Từ số vốn 800 triệu đồng, giờ đây các thành viên trong HTX Đồng Quê đã có tổng thu nhập bình quân 15- 20 triệu đồng/tháng. HTX Đồng Quê còn mua thêm được mảnh đất kế bên để tiếp tục xây dựng thêm ngôi nhà sàn thứ hai để mở rộng HTX.
Mang gùi ra vườn hái dưa, bà Lý Thị Néo (60 tuổi) còn đeo lủng lẳng cái túi đựng điện thoại bé xíu bằng vải thổ cẩm trước ngực.