Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hồi sinh loài sâm bảy lá một hoa

Phạm Việt Thắng - 11:18, 14/10/2021

Loài sâm này còn có tên gọi rất mỹ miều “thất diệp nhất chi hoa”, nhưng tôi vẫn thích cách gọi dân giã của đồng bào Mông ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An: “bảy lá một hoa”.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh (giữa) kiểm tra vườn sâm quý
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh (giữa) kiểm tra vườn sâm quý

Đường đi vào xã Tây Sơn không quanh co, ngoằn ngoèo như các xã khác. Ở đây, bà con gần như còn giữ nguyên vẹn những mái nhà bằng gỗ sa mu, đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Tây Sơn địa hình không thuận lợi, diện tích ruộng nước không nhiều, bà con chủ yếu sống nhờ vào rừng. Vì thế mà khi hay tin có người “rước” được sâm bảy lá một hoa từ rừng về vườn, thì ai cũng rất vui.

Ông Vừ Bả Tềnh, Bí thư Đảng ủy xã Tây Sơn, vui ra mặt: Phùa ua thểnh (cây bảy lá một hoa), người Mông ta gọi là sùa thểnh, nghĩa là thôi bệnh nhanh. Loài cây này mọc ở trong rừng sâu, nó quý lắm, nếu bị tiêu chảy chỉ cần nhai mấy lát là cầm ngay tắp lự. Từ xa xưa, các cụ đã sử dụng nó làm thuốc, dần dà phát hiện nó còn có công dụng tăng cường sinh lực, chữa bệnh cao huyết áp… nên càng nhiều người tìm kiếm. Nhiều năm nay, giống cây này không còn nhiều nữa, đi cả ngày trời chưa chắc đã tìm được củ nào. May thay có ông Vừ Vả Nù trồng thành công một ít trong vườn, thế là bà con thi nhau trồng theo.

Theo lời giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi tìm đến nhà ông Vừ Vả Nù ở bản Huồi Giảng 2. Việc đầu tiên phải làm là chào chủ nhà bằng rượu sùa thểnh. Bữa nay ông Nù hơi mệt không uống được rượu, nên vợ ông tiếp khách thay chồng. Mỗi người phải uống hai chén rượu mới được, vì cái lý của bà con là “con ong bay đi, con ong phải bay về”. Ôi chao, cái loại rượu dễ uống làm sao, nhấp đến giọt cuối cùng vẫn còn thơm phức. “Rượu sùa thểnh đấy. Uống xong thì leo dốc khỏe phải biết, nhất là leo cái dốc kia…”, ông Nù vừa nói vừa cười vang.

Đúng là phải leo dốc thật, nhưng là leo xuống, vì bà con ở đây ở trên cao, còn vườn thì tận dưới sâu. Ông Nù từ từ mở khóa, cẩn thận xếp đặt cái cổng bằng tấm lưới B40, cười với khách: Sâm này dễ bị đào trộm nên ta phải rào giậu cẩn thận. Trời lắc rắc mưa, đất dốc trơn kinh khủng. Nếu không có anh cán bộ bản níu tay, chắc tôi phải văng xuống hàng chục mét.

Chỉ vào những bụi cây cao tầm nửa mét, ông Nù giới thiệu: Đây, đây là sâm bảy lá một hoa. Đoạn ông giảng giải, loài sâm này mỗi năm chỉ ra một lá và chỉ ra đến 7 lá mà thôi. Và nó chỉ đơm một bông hoa duy nhất. Khi cây ra lá thứ 7, có nghĩa nó đã được 7 tuổi và đó cũng là lúc thu hoạch sâm tốt nhất. Mỗi cây có một củ, từ khoảng 7 lượng đến hơn 1kg. Với giá thị trường hiện nay thì mỗi kg sâm này có giá hơn 1 triệu đồng, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, khách vào tận vườn mua luôn. “Năm ngoái, ta bán quạ cho người ta một khoảnh nho nhỏ dưới kia, được 40 triệu đồng đấy”, ông Vừ Vả Nù hào hứng.

Ông Vừ Vả Nù giới thiệu về cây sâm bảy lá một hoa
Ông Vừ Vả Nù giới thiệu về cây sâm bảy lá một hoa

Không biết có phải ngấm men sùa thểnh hay không, mà tôi cứ phăm phăm leo hết vườn nhà ông Nù đến nhà anh Vừ Bá Tủa. Anh Tủa còn trẻ nhưng lại rất hào hứng với loài sâm này. Anh cho biết, sau khi ông Nù trồng thành công, anh đã cất công đi tìm hiểu về loài sâm. Không như ông Nù vào rừng “rước” sâm về, anh Tủa ra tận Sa Pa để tìm mua giống. Hiện anh đã trồng được 1.000 gốc và sẽ tiếp tục trồng thêm 5.000 gốc nữa. “Nhà ta có gần 4.000 m2 đất vườn, phải trồng thêm 5.000 gốc sâm mới hết đất. Loài sâm này không cần phải chăm bón, không tốn tiền phân, trồng xuống, khoảng từ 5 năm là thu hoạch được rồi”, anh Tủa nói.

Còn ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn thì cho biết: “Khi phát hiện loài sâm quý, tôi đã chỉ đạo anh em Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật, giống cây cho bà con. Trước mắt đã có 9 hộ gia đình ở xã Tây Sơn đăng ký trồng thử nghiệm với diện tích 7 ha. Tin rằng, loài sâm bảy lá một hoa này sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thậm chí là làm giàu cho bà con xã Tây Sơn”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 5 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.