Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội nghị Quân chính toàn quân: Đánh giá kết quả công tác quân sự, quốc phòng năm 2022

PV - 14:19, 20/12/2022

Sáng 20/12, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương dự, chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022 - Ảnh: QĐND
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022 - Ảnh: QĐND

Dự hội nghị có các đồng chí: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đại biểu lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác quân sự, quốc phòng năm 2022 và xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, kết quả cao hơn năm trước

Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày báo cáo tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2022. Tiếp đó, các đại biểu dự hội nghị phát biểu tham luận, bổ sung, đóng góp các ý kiến nhằm nhấn mạnh những kết quả đạt được trong công tác quân sự, quốc phòng của toàn quân năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 với kết quả cao hơn năm trước.

Nổi bật là thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là chủ trương, đối sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo.

Phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai sâu rộng, hiệu quả các chiến lược, đề án, hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng; nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, chính sách mới về tăng cường tiềm lực quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng.

Tham mưu tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chặt chẽ, chất lượng…

Báo cáo Bộ Chính trị ban hành và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 05-NQ/TW về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, Nghị quyết số 08-NQ/TW về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo, Nghị quyết số 22-NQ/TW về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Toàn quân duy trì thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa và không gian mạng. Các cấp chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn kiện tác chiến.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trình bày báo cáo tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2022 - Ảnh: QĐND
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trình bày báo cáo tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2022 - Ảnh: QĐND

Đặc biệt, toàn quân đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, về tổ chức Đảng, tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”.

Hoàn thành có chất lượng tổng kết nghị quyết chuyên đề của Quân ủy Trung ương về huấn luyện, giáo dục-đào tạo, hậu cần, kỹ thuật, tài chính, khoa học quân sự. Chỉ đạo đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận nhiệm kỳ 2022-2025 chặt chẽ, đúng nguyên tắc; các cấp ủy, tổ chức đảng luôn đề cao tính chiến đấu, gương mẫu, đoàn kết, phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Thực hiện các mặt công tác cán bộ đúng quy trình, quy định, phù hợp với tổ chức biên chế mới; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên sai phạm…

Tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội

Tại hội nghị, trên cơ sở xác định những thuận lợi khó khăn trong bối cảnh tình hình trong nước và khu vực có nhiều diễn biến mới phức tạp, năm 2023 Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định tập trung triển khai 9 nhóm nhiệm vụ.

Trong đó nổi bật, như chủ động nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước có chủ trương, đối sách xử lý thắng lợi các tình huống về quân sự, quốc phòng, không để bị động, bất ngờ.

Tiếp tục xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ các cấp vững chắc; tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Đồng thời, triển khai sâu rộng, hiệu quả chủ trương, chỉ đạo của trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các nghị quyết chuyên đề của Quân ủy Trung ương trên các mặt công tác.

Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thực hiện tốt chủ trương kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội. Điều chỉnh bố trí lực lượng phù hợp với tiến trình điều chỉnh tổ chức quân đội. Hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất quốc phòng. Xây dựng đường Tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông bảo đảm tiến độ, chất lượng. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương; giáo dục quốc phòng, an ninh và xây dựng, hoạt động của dân quân tự vệ, dự bị động viên, chú trọng dân quân thường trực, cơ động, dân quân biển…

Bên cạnh đó, bảo đảm đầy đủ, kịp thời hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ; tích cực tăng gia, sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đời sống bộ đội; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng song phương, đa phương.

Bên ngoài Hội nghị Quân chính toàn quân năm nay, thay vì trưng bày các loại vũ khí, khí tài, thiết bị của các quân binh chủng, ngành, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng triển khai trưng bày các sản phẩm, kết quả chuyển đổi số trong quân đội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Giáo dục - PV - 1 giờ trước
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2023-2024 diễn ra ngày 10 và 11/6/2023. Có nhiều điểm thí sinh cần lưu ý trước và trong kỳ thi. Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý đến đúng giờ, bởi nếu quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, thí sinh sẽ không được tham dự buổi thi đó.
Khai mạc trưng bày

Khai mạc trưng bày "Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh"

Tin tức - Trương Vui - 2 giờ trước
Sáng 9/6, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh”, nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).
Gia Lai: Tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Gia Lai: Tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Sáng 9/6, tại Tp. Pleiku, Tỉnh đoàn Gia Lai đã tổ chức chương trình Tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, Sơ kết 3 năm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Tham dự có 75 đại biểu được tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cùng hơn 200 đoàn viên, thanh niên đến từ các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn Tp. Pleiku.
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 7 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 7 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 8 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 8 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 8 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 8 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.