Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi tiên tiến ở huyện Mỹ Tú

PV - 16:25, 23/10/2018

Để phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững, hiện nay, một số bà con trên địa bàn huyện Mỹ Tú đang áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi bò để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Anh Yết Phol La ở ấp Tà Ân B, xã Thuận Hưng (Mỹ Tú) khoe hệ thống phun sương và máy vắt sữa bò. Anh Yết Phol La ở ấp Tà Ân B, xã Thuận Hưng (Mỹ Tú) khoe hệ thống phun sương và máy vắt sữa bò.

 

Trong những năm qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường vào chăn nuôi bò được bà con trên địa bàn huyện quan tâm. Ngoài sự nỗ lực của các hộ thì thông qua Dự án phát triển chăn nuôi bò của tỉnh, nhiều nông dân đã được hỗ trợ mô hình về đồng cỏ, chuồng trại, máng uống tự động, ủ rơm, ủ chua thức ăn thô xanh, máy băm cỏ. Đặc biệt, hỗ trợ được một mô hình chăn nuôi tiên tiến gồm: máy băm, phun sương, máy vắt sữa, ủ rơm, ủ phân, trồng cỏ.

Song song đó, nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của huyện đã hỗ trợ nhiều nông dân trồng cỏ, máy băm cỏ, ủ chua thức ăn thô xanh, ủ rơm, đệm cao su lót chân bò, vỗ béo bò thịt. Ngoài ra, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã hỗ trợ 15ha tại xã Phú Mỹ, với giống cỏ VA06 loại mới. Được sự hỗ trợ từ Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến nay trên địa bàn huyện có gần 50% hộ chăn nuôi bò có công trình khí sinh học. Ngoài xử lý phân bằng biogas, dự án còn hỗ trợ ủ phân compost và các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Anh Yết Phol La ở ấp Tà Ân B, xã Thuận Hưng là một trong những nông dân đi đầu và thành công với mô hình chăn nuôi tiên tiến. Trao đổi với chúng tôi, anh La cho biết: “Việc test sữa bò được tôi làm thường xuyên để kiểm tra vi sinh, kháng sinh, nước, theo dõi xem chất lượng sữa đạt không để có hướng khắc phục. Năm 2004, tôi đã bắt đầu phát triển chăn nuôi bò sữa, tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, thậm chí chưa biết đến. Bây giờ thì việc chăn nuôi bò sữa nhẹ hơn rất nhiều nhờ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi bò”.

Cách đây 3 năm, thông qua ngành nông nghiệp tỉnh, huyện, anh La đã được Phân viện Chăn nuôi miền Nam hỗ trợ 50% vốn, còn lại gia đình đối ứng. Ngoài hệ thống chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật và thông thoáng thì mô hình chăn nuôi tiên tiến đã được anh đầu tư đồng bộ, với tổng chi phí trên 72 triệu đồng, gồm: hệ thống phun sương, máy vắt sữa, quạt gió, đệm lót và máy băm cỏ… Với việc đầu tư nêu trên, việc chăn nuôi bò sữa giờ không còn vất vả như xưa mà năng suất sữa ngày càng tăng, chất lượng sữa được đảm bảo.

Để tiết kiệm chi phí sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, anh La còn xây dựng hệ thống biogas, góp phần xử lý chất thải một cách bền vững. “Việc đầu tư mô hình chăn nuôi tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích hơn so với cách nuôi truyền thống. Thực tế, vào những lúc nắng nóng, nhất là buổi trưa, bò thường hay bị sốc nhiệt tạo căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến giảm năng suất sữa. Từ khi có hệ thống phun sương, quạt gió đã giảm ảnh hưởng của yếu tố sốc nhiệt lên bò, tăng sản lượng sữa, bò ăn nhiều hơn. Máy vắt sữa không chỉ đảm bảo vệ sinh hơn vắt tay mà còn giảm được công lao động, vì trước kia vắt sữa bò bằng tay thường một con bò hai vợ chồng tôi vắt hết mười mấy phút nhưng nay có máy vắt sữa chỉ cần một người làm, lại giảm thời gian xuống còn 5 phút và còn đảm bảo vệ sinh” - anh La phấn khởi cho biết thêm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn xanh, thô cho bò, anh La đã trồng 5 công cỏ các loại và đầu tư nhà với diện tích trên 20m2 để chứa rơm cuộn. Ngoài ra anh La còn áp dụng phương pháp ủ chua để bảo quản thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng, giúp bò tiêu hóa tốt hơn và bổ sung thêm các loại thức ăn tinh để đảm bảo đủ chất cho bò trong quá trình cho sữa và mang thai. Nguồn nước được cho vào hệ thống lọc để đảm bảo sạch cho bò uống. Từ khâu chọn giống đến quá trình chăm sóc đàn bò sữa luôn được anh La tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhằm thay thế đàn, anh La vừa mới bán 5 con cho sữa đã già cỗi, cho sữa không đảm bảo và gieo tinh không đạt. Hiện tại, gia đình anh còn 7 con bò sữa, mỗi năm, sau khi trừ chi phí thu về trên 100 triệu đồng từ bán sữa. Chia sẻ về kinh nghiệm, anh La cho hay: “Để nâng cao năng suất, chất lượng sữa bò, ngoài con giống là quan trọng thì cần phải xây dựng khẩu phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bò kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi sẽ mang lại thành công”.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú Võ Minh Quân cho biết: “Việc áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm rủi ro. Thông qua quá trình ủ chua sẽ cải thiện được thức ăn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bò. Chúng tôi đang khuyến khích bà con chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi tập trung, gia trại, trang trại. Đặc biệt, hình thành vùng chăn nuôi bò tập trung theo hướng hiện đại để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con và nhu cầu thị trường”.

Theo Báo Sóc Trăng

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Bình Định: Ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

Ban Chỉ đạo về phát triển Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.