Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em

PV - 10:57, 24/05/2019

Được thành lập từ tháng 10/2018, Câu lạc bộ "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em" ở xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, Ninh Bình đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị kỹ năng sống giúp học sinh tự biết bảo vệ mình; đồng thời nâng cao kiến thức bảo vệ trẻ em đối với bậc phụ huynh.

Chị Đinh Thị Thoa, Chi Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Kỳ Phú cho biết, Câu lạc bộ của xã được thành lập, với mục đích tạo “lá chắn” nhằm hỗ trợ, bảo vệ đối với trẻ em trước các vấn nạn xã hội đã và đang xảy ra trong thời gian qua. Đặc biệt, với đặc thù là xã miền núi, 90% là dân tộc Mường, thì công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em cũng như cha mẹ là cần thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài chương trình học trên lớp, các em cần được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân.Ảnh minh họa Ngoài chương trình học trên lớp,  trẻ  em cần được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân. Ảnh minh họa

Hiện nay, Câu lạc bộ đang có 75 thành viên gồm, học sinh, thầy cô của Trường tiểu học và Trung học cơ sở Kỳ Phú cùng nhiều phụ huynh trong địa bàn xã. Các thành viên CLB được chia thành 3 tổ; định kỳ CLB sinh hoạt 2 lần/năm, các tổ của CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 lần/quý.

Tại các buổi sinh hoạt ở Nhà văn hóa xã Kỳ Phú, các em được nghe trò chuyện, chia sẻ về những thay đổi của cơ thể và diễn biến tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên. Trong đó, những vấn đề liên quan đến giới tính và những kỹ năng cơ bản để phòng tránh bị xâm hại được đề cập thẳng thắn. Chị Thoa cũng cho biết, các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, kiến thức pháp luật cũng được lồng ghép trong những buổi sinh hoạt này.

Ngoài ra, Câu lạc bộ còn tổ chức diễn đàn "Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em" theo hình thức tổ chức các đội thi thể hiện hiểu biết về phòng chống xâm hại tình dục. Cụ thể trong các buổi sinh hoạt, đại diện các thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh chia ra 3 đội, tham gia 3 phần thi: Hiểu biết, trả lời các câu hỏi và xử lý với tình huống giả định.

Nội dung các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề như: Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em; đối tượng xâm hại là ai; những dấu hiệu tổn thương về thể xác và tinh thần khi trẻ bị xâm hại tình dục; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi phát hiện trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại…

Cùng với đó, là đưa ra các tình huống giả định khi học sinh tiếp xúc với người có ý định xấu, bị người lạ dụ dỗ, xâm hại, các em sẽ phải tìm cách xử trí và bảo vệ bản thân mình thế nào.

Em Đinh Thị Linh (Trường THCS Kỳ Phú) chia sẻ: “Qua những buổi sinh hoạt thế này, em được học những kỹ năng rất bổ ích để có thể tự bảo vệ bản thân khỏi những người xấu, những tình huống nguy hiểm”.

Đến với các buổi sinh hoạt chung, phụ huynh học sinh của xã Kỳ Phú sẽ được học những quy tắc cần trang bị cho con của mình để có thể tránh xa đối tượng nguy hiểm, kể cả những người thân quen, vì hầu hết các trường hợp trẻ em bị lạm dụng, tội phạm lại xuất phát từ những đối tượng mà trẻ gần gũi như người giữ trẻ, người thân, hàng xóm, bạn bè của cha mẹ...

Qua những buổi tuyên truyền, học sinh đã được cung cấp những kiến thức cần thiết nhằm phối hợp hiệu quả 3 liên kết: Gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chủ động tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ tại gia đình, trường học và cộng đồng, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại tại xã miền núi.

HỒNG PHÚC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm: Ngăn ngừa hiểm họa khôn lường từ vũ khí, vật liệu nổ (Bài 2)

Người có uy tín tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm: Ngăn ngừa hiểm họa khôn lường từ vũ khí, vật liệu nổ (Bài 2)

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đặc biệt với sự gương mẫu, trách nhiệm của Người có uy tín và những cách làm sáng tạo, việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào phòng ngừa hiểm họa khôn lường từ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT).
Tin nổi bật trang chủ
Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) , các thôn, bản đã được đầu tư thiết chế văn hóa, khôi phục, thành lập các câu lạc bộ dân ca dân vũ, hỗ trợ chính sách cho các nghệ nhân để bảo tồn văn hóa phi vật thể…Qua đó, giúp đồng bào nhất là ở các bản du lịch cộng đồng thêm nguồn lực đẩy để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

LTS: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Media - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 8 giờ trước
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.