Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” tại xã biên giới Ia Lâu

Ngọc Thu - 23:40, 21/12/2024

Ngày 21/12, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên (Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) và các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Đoàn công tác tặng quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại xã biên giới Ia Lâu
Đoàn công tác tặng quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại xã biên giới Ia Lâu

Tại Chương trình, Đoàn công tác đã tặng 50 suất quà tặng cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà trị giá 500.000đ; 300 suất quà nhu yếu phẩm dành cho 300 người dân có hoàn cảnh khó khăn; 500 áo ấm cho thiếu nhi; hỗ trợ 50 suất học bổng cho 50 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.

Đồng thời, tổ chức “Chuyến xe yêu thương - Gian hàng 0 đồng” với kinh phí 200 triệu đồng…; từ nguồn hỗ trợ của Dự án Ánh sáng núi rừng - Hệ sinh thái nuôi em đã khánh thành và bàn giao 01 Ngôi nhà hạnh phúc cho em Đinh Thị Phương - Thôn Phổ Hiến, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông và kinh phí hỗ trợ cho 2 anh, em Đinh Thị Phương (500.000đ/tháng/em) đến năm 18 tuổi...

Tổng kinh phí được vận động thực hiện Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” là hơn 600 triệu đồng.

Các y, bác sĩ của Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám, phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Các y, bác sĩ của Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám, phát thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Cùng với đó, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hỗ trợ khám, phát thuốc miễn phí cho 300 người dân có hoàn cảnh khó khăn, tổng kinh phí 30 triệu đồng.

Dịp này, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Mơ, trao tặng 7 suất học bổng và quà cho các em thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”, con nuôi Đồn Biên phòng với tổng kinh phí 18 triệu đồng.

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực của tuổi trẻ tỉnh Gia Lai lập thành tích chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông” năm 2024 và “Xuân tình nguyện” năm 2025.

Thông qua chương trình, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS được chăm sóc khỏe; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn - Hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong việc hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn cùng người dân vùng DTTS và miền núi, vùng khó khăn của tỉnh Gia Lai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 23/12, tại xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ Phát động Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đến dự có các ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành cùng các doanh nghiệp và Nhân dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719, góp phần thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Chi Lăng

Công tác Dân tộc - Văn Hoa (Thực hiện) - 1 giờ trước
Sau gần 4 năm huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chi Lăng về kết quả trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện.
Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Sắc màu 54 - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận: Phát động Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ngày 23/12, tại xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ Phát động Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đến dự có các ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành cùng các doanh nghiệp và Nhân dân địa phương.
LỜI CẢM ƠN!

LỜI CẢM ƠN!

Tin tức - BTD - 3 giờ trước
Gia đình chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới:
Nơi lưu giữ văn hóa người Xơ Đăng

Nơi lưu giữ văn hóa người Xơ Đăng

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, vùng đất Tu Mơ Rông là nơi sinh sống của gần 30.000 người; trong đó, dân tộc Xơ Đăng chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú. Nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu; các nghề truyền thống, như: Đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, tạc tượng; các loại nhạc cụ truyền thống, như: Cồng chiêng, đàn Tơ rưng, đàn Ting ning, đàn Klông Put và các làn điệu dân ca, dân vũ.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Long: Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò “cầu nối” quan trọng giữa ý Đảng - lòng dân

Vĩnh Long: Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò “cầu nối” quan trọng giữa ý Đảng - lòng dân

Công tác Dân tộc - Minh Triết - 3 giờ trước
Người có uy tín tại tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò cầu nối vững chắc giữa chính quyền và Nhân dân, giúp truyền tải hiệu quả các chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, họ góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của người dân đối với chính quyền, thúc đẩy sự gắn kết và đồng lòng trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế- xã hội của địa phtỉnh.
Không để một ai không có Tết

Không để một ai không có Tết

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, với mục tiêu: “Không ai không có Tết”, hiện nay các ngành, địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đang tích cực thực hiện kế hoạch chăm lo Tết cho người dân, nhất là người thuộc diện chính sách, khó khăn, người dân DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Với lợi thế về đất rừng sản xuất, cùng định hướng phát triển cây lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ kinh tế rừng và giải quyết việc làm ở địa phương.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã đẩy mạnh số hóa hồ sơ, nhằm xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử, đẩy mạnh cuộc cách mạng chuyển đổi số trên địa bàn huyện, giúp các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng dịch vụ công một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Sơn Dương (Tuyên Quang): Quyết liệt triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Đặt mục tiêu hết năm 2025 không còn gia đình nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã hỗ trợ hàng trăm hộ nghèo, DTTS, gia đình chính sách làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhờ đó, các hộ gia đình đã ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, xóa nghèo.