Kinh tế -
Khánh Ngân -
07:50, 19/05/2022 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang bước vào giai đoạn đầu thực hiện. Cùng với nhóm chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng… Nhóm phát triển kinh tế nâng cao đời sống đồng bào với chủ trương lấy mô hình gia trại làm “nòng cốt”. Thông qua Chương trình MTQG, sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp hơn để mô hình gia trại phát huy tối đa hiệu quả.
Buổi sáng sớm đầu năm mới 2018, dưới chân Núi Tháp thuộc địa bàn thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước, Ninh Thuận) rộn vang tiếng “be be” của đàn dê, cừu. Hàng trăm con cừu trắng muốt được người giúp việc cho gia trại Đàng Ngỗ lùa đi chăn thả dưới tán lá rừng. Chủ của gia trại trên là ông Đàng Ngỗ dân tộc Chăm được nhiều nông hộ địa phương học tập kinh nghiệm làm theo.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3-Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn, Yên Bái) vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi theo bạn bè đi buôn trâu. Sau 5 năm, khi đã tích cóp được chút vốn liếng, anh tìm mua được gần 1ha đất nằm lọt thỏm giữa những quả đồi cao hút tầm mắt, với giá 5 triệu đồng. Anh quyết định trồng cam, phát triển kinh tế gia trại.
Kinh tế -
Khánh Ngân -
08:25, 16/05/2022 Mô hình kinh tế gia trại đã giúp được nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững. Không những thế, mô hình gia trại đang góp phần tạo động lực, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào vươn lên làm giàu.
Mồ côi cả cha mẹ từ nhỏ, Moong Văn Sơn đã vượt qua hoàn cảnh éo le, nỗ lực học tập, tự thân lập nghiệp phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Moong Văn Sơn đã trở thành điển hình trong thanh niên về ý chí, nghị lực, quyết tâm phát triển sản xuất thay đổi cuộc sống. Hiện tại, tổng thu nhập của gia đình anh mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.