Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đông Nam bộ: Đối mặt với nguy cơ cháy, nổ giữa đỉnh điểm mùa khô

PV - 11:15, 18/03/2019

Hiện nay, thời tiết tại khu vực Đông Nam bộ đang vào những tháng cao điểm của mùa khô 2019. Những đợt nắng nóng làm cho lá cây, cỏ… tại các khu rừng trở nên khô hanh và rất dễ cháy. Thêm vào đó là tình trạng đốt cỏ, đốt rác bừa bãi, không kiểm soát, đang diễn ra khá phổ biến, đe dọa sự an toàn của các khu dân cư. Nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại các khu vực này.

 Diễn tập công tác PCCCR tại huyện Bù Đăng (Bình Phước). Diễn tập công tác PCCCR tại huyện Bù Đăng (Bình Phước).

Cần cảnh giác với “giặc lửa”

Mới đây (tối 3/3), hàng chục hộ dân ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) hoảng loạn di dời tài sản ra khỏi nhà khi một đồng cỏ bất ngờ bốc cháy dữ dội, khiến lửa và khói lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) Công an tỉnh Đồng Nai đã phải mất gần 2 giờ mới khống chế, dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Tuy đám cháy không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng cũng đủ làm người dân ở đây hoảng loạn. Trước đó vào chiều 22/2, từ một đám cháy cỏ ở xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch) cũng gây cháy bén vào một rừng tràm gần đó. Trước nguy cơ đám cháy ngày càng bùng phát mạnh, có nguy cơ lan rộng gây hậu quả nghiêm trọng đến người và tài sản của Nhân dân, ngoài lực lượng chữa cháy địa phương, huyện Nhơn Trạch còn huy động lực lượng chữa cháy của Căn cứ 696 và Kho 862 (Vùng 2 Hải quân) để tham gia dập lửa. Sau hơn 4 giờ chữa cháy, đám cháy mới được khống chế. Tuy nhiên do thời tiết hanh khô, lửa bùng phát nhanh đã làm cháy rụi 5ha rừng tràm và 10 căn nhà lá của người dân.

Tại huyện Bù Đốp (Bình Phước) hiện có hơn 10.000ha rừng đang có nguy cơ cháy ở mức cao. Trước tình hình trên, lực lượng chức năng địa phương đang triển khai nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Cụ thể, Trạm Kiểm lâm Bù Đốp và các đơn vị chủ rừng đã đào hố nhân tạo chôn 22 hồ nhựa chứa nước dưới đất ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Tại các khu vực trọng điểm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đốp đã phân công ba chốt, mỗi chốt có 6-7 người để thường xuyên tuần tra trong rừng.

Tại khu vực cạnh rừng Bù Đốp hiện còn có hơn 10 hộ dân đang trồng cây điều, hồ tiêu từ dự án cấp đất an sinh xã hội. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh huyện, xã về quy định về bảo vệ rừng (BVR), PCCCR, Kiểm lâm còn yêu cầu người dân sống ven rừng cam kết không thực hiện hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, báo cho lực lượng chức năng khi phát hiện đối tượng xâm hại rừng.

Tại khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (huyện Tân Châu, Tây Ninh) với diện tích rộng hơn 33 ngàn ha, nguy cơ “bà hoả” viếng thăm cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông Vũ Anh Đức, Phó Giám đốc Ban Quản lý (BQL) khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng cho biết, khó khăn chủ yếu là địa bàn quản lý rộng, địa hình chia cắt, nhiều khu dân cư sống ven rừng, gần rừng nên các hoạt động tác động tiêu cực vào rừng là rất lớn. Tình hình bao, lấn chiếm đất lâm nghiệp trồng cây không đúng mục đích tồn tại nhiều năm chưa xử lý triệt để.

Các đối tượng phá rừng làm rẫy ngày càng manh động, thực hiện hành vi vi phạm bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với một số đối tượng lén đốt rừng để lấy đất sản xuất, gây nhiều khó khăn cho công tác PCCCR.

Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc

Đại úy Nguyễn Văn Thể, Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đồng Nai) cho hay: Để ngăn chặn hiệu quả cháy nổ xảy ra trong mùa khô, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nếu chỉ có riêng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của cảnh sát PCCC, e khó phát huy được hiệu quả.

Trong số các giải pháp, cần lấy công tác tuyên truyền làm đầu, trong đó chú trọng đến công tác phổ biến về kiến thức PCCC, hướng dẫn, tập huấn kỹ năng thoát nạn… Đối với công tác PCCCR, thì cần tăng cường tuyên truyền về chấp hành các quy định của Nhà nước về Bảo vệ và PCCCR tại UBND các xã, trụ sở các ấp, các chốt, trạm bảo vệ rừng; bố trí thêm phương tiện, bồn chứa nước, dụng cụ PCCCR ở các chốt trạm, đội quản lý BVR, đồn, chốt biên phòng, chốt dân quân… tiếp tục xử lý đốt chủ động tại các điểm đã có kế hoạch, tạo đường băng trắng khu vực ven đường, ven trảng đảm bảo không để cháy lây lan vào rừng; kiểm tra nhắc nhở các hợp đồng nhận khoán thực hiện xử lý thực bì cục bộ ở bờ lô, bờ ranh, những nơi còn có khả năng xảy ra cháy. Mỗi chốt trạm BVR đều bố trí nhân viên trực phòng chống cháy 24/24 giờ…

Bất cứ nơi đâu, thảm họa do “giặc lửa” gây ra luôn hết sức khôn lường. Nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy nổ không gì khác là xuất phát từ suy nghĩ chủ quan, lơ là, cũng như hành động bất cẩn của con người. Cũng chính vì lẽ đó, mong rằng, thông điệp mang tính cảnh báo “phòng cháy hơn chữa cháy” không đơn thuần chỉ là khẩu hiệu, mà phải được hưởng ứng bằng hành động cụ thể hằng ngày.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cao điểm mùa khô, nhiệt độ có thể lên mức 38-39 độ C. Nguy cơ cháy nổ là rất cao, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… hầu hết những diện tích rừng của các địa phương này có nguy cơ cháy rất cao và thường xuyên ở cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm).

BẰNG GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.