Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân thăm và tặng quà nạn nhân chất độc da cam/dioxin

PV - 17:12, 10/08/2024

Nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2024), ngày 10/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin

Chia sẻ sâu sắc đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của chiến tranh, những hậu quả chiến tranh vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là đối với những nạn nhân chất độc da cam với nhiều di chứng qua các thế hệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của nạn nhân và gia đình.

"Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả của chiến tranh; thực hiện tốt nhất các chính sách xã hội. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để giúp các đối tượng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, trong đó có nạn nhân chất độc da cam/dioxin" - Phó Chủ tịch nước phát biểu.

Phó Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực, trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết của cán bộ, nhân viên, người lao động của Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội và 26 trung tâm khác trên cả nước đã dành cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

"Những công việc chăm sóc của cán bộ, người lao động tại Trung tâm không chỉ đơn thuần là hoạt động chuyên môn, mà quan trọng hơn là sự tận tâm, tận tụy, thể hiện đạo lý "Thương người như thể thương thân, "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta và thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đền ơn đáp nghĩa" - Phó Chủ tịch nước đánh giá.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn, cán bộ, nhân viên, người lao động của Trung tâm tiếp tục nâng cao kỹ năng, tay nghề và dành tình cảm quan tâm, chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam/dioxin để giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân đồng thời đề nghị, các bộ, ban, ngành cần nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, chính sách, cách làm mới để phù hợp tình hình phát triển của đất nước, những thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăm sóc nạn nhân chất độc da cam có hiệu quả và thiết thực.

Bên cạnh đó, ngành y tế cần đề xuất đề án cụ thể, ban hành quy trình chuẩn chăm sóc, điều trị cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giảm khó khăn, vất vả cho nạn nhân và người chăm sóc, giúp các nạn nhân và gia đình từng bước ổn định cuộc sống.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trao nhiều phần quà có ý nghĩa tặng nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.

Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố, chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và tẩy độc cho cựu chiến binh và con của các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam/dioxin gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; người có nhu cầu được nuôi dưỡng, tẩy độc, trong đó chủ yếu là ưu tiên nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng tại nhà.

Trung tâm hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 122 nạn nhân với thể trạng sức khỏe kém và nặng. Nhiều người bị bệnh nặng, bệnh tâm thần đã được điều trị nhiều năm không tiến triển, có hành vi bất thường, tăng động mạnh, đi lại tự do, có nguy cơ gây nguy hại cho bản thân và những người chung quanh, dẫn đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, lãnh đạo, cán bộ và người lao động của Trung tâm đã luôn thực hiện tốt việc chăm sóc phục vụ nạn nhân, được các cấp, ngành và người nhà nạn nhân ghi nhận, đánh giá cao.

Cán bộ Trung tâm đã chủ động vận dụng những sáng kiến, kinh nghiệm, kỹ năng để trợ giúp cho nạn nhân, đồng thời luôn có thái độ ân cần, tận tình, trách nhiệm, phục vụ bằng tình thương yêu…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Khánh Hòa: Nhân dân các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 11/10, tại TP. Nha Trang đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Khánh Hòa lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa bình đẳng, đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Uỷ viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân.
Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Yên Bái: Bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm Dao hiệu quả hơn nhờ có bộ tài liệu chuẩn

Tin tức - Nguyệt Anh - 13 phút trước
Xuất phát từ nhu cầu học chữ Nôm Dao trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Khuyến học tỉnh đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ tài liệu dạy và học chữ Nôm Dao. Bộ tài liệu được ứng dụng rộng rãi trong công tác dạy và học chữ Nôm Dao tại các địa phương, được cộng đồng người Dao hưởng ứng và đánh giá cao. Từ năm 2023 - 2024, Hội Khuyến học tỉnh đã mở 5 lớp dạy chữ Nôm Dao, áp dụng bộ tài liệu này.
Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Những cầu nối Ý Đảng với lòng dân ở Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 33 phút trước
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có124 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, những Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận đã thực sự là cầu nối Ý Đảng với lòng dân. Họ góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc.
Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Niềm vui từ những ngôi trường mới ở huyện biên giới Ia H'Drai

Giáo dục - Ngọc Chí - 50 phút trước
Giờ đây, thầy cô giáo và học sinh ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn Ia H’Drai (Kon Tum) không còn phải dạy học và ăn ở trong những căn nhà tạm, thay vào đó là những phòng học, phòng ở mới khang trang với đầy đủ trang thiết bị được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Tuyên Quang: Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Kinh tế - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 được tổ chức tại thành phố Kon Tum

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tiếp nối thành công năm 2023, với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 (Vietnam Dance Week 2024) - sự kiện thường niên lớn nhất trong năm của ngành Múa, sẽ diễn ra tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, vào ngày 13/10.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tôn vinh giá trị di sản dân ca Quan họ

Tin tức - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong 2 ngày (10 - 11/10/2024) tại tỉnh Bắc Giang, diễn ra Liên hoan dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII năm 2024. Tham dự Liên hoan có 300 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công thuộc 10 đội nghệ thuật của 10 huyện, thị xã, thành phố và Hội Văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh.
Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Du lịch - Thạch Đờ Ni - 1 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.
Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.
“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Công tác Dân tộc - Tào Văn Đạt - 2 giờ trước
Ẩn mình dưới những tán rừng tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là bản làng của người La Hủ. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, bản làng của bà con La Hủ nơi đây đã có những nét đổi thay, đời sống của đồng bào đã được cải thiện. Kết quả này là nhờ có những người con của bản làng được ví là những “hạt giống đỏ” ở vùng đất biên giới này.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là "ngôi sao của ASEAN"

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.