Trong nền di sản văn hóa Chăm, di sản đền tháp và văn hóa dân tộc Chăm ở vùng gió cát Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn còn nhiều tài nguyên cần khai phá để phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho người dân.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
17:16, 24/09/2024 Dịp Lễ hội Katê năm nay, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, tỉnh Ninh Thuận có 2 hiện vật và tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật liên quan đến di sản văn hóa Chăm.
Tin tức -
T.Nhân -
14:17, 31/01/2024 Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia, là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.
Người Chăm sớm gắn kết với cư dân các quốc gia ở Đông Nam Á qua con đường thương mại, tôn giáo và giao lưu văn hóa. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ, người Chăm đã “bản địa hóa” nhiều yếu tố để tạo thành bản sắc đặc trưng của người Chăm qua cách thức hành lễ và các tập quán tín ngưỡng trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, di sản văn hóa Chăm là sợi chỉ để kết nối với cộng đồng ASEAN trong giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam.