Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công bố Sách trắng “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” Việt Nam bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế

PV - 18:16, 29/01/2018

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 18-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã công bố Sách Trắng “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Với những thông tin cập nhật về luật pháp, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, cuốn sách một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế...

Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền con người

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam", trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” được công bố lần này gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, Sách Trắng nhấn mạnh.

Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo, tăng gần 7 triệu tín đồ so với năm 2003. Bên cạnh đó, hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam". “Tính đến 31-12-2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí (trong đó có 199 cơ quan báo in) với 1.111 ấn phẩm; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 người hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo; một hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình với 179 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh; 92 báo và tạp chí điện tử, 1.607 trang thông tin điện tử, 420 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động”, số liệu trích từ Sách Trắng cho hay.

Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam. Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.

 

Với những thông tin cập nhật về luật pháp, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, cuốn sách một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế...

Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền con người

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam", trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” được công bố lần này gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, Sách Trắng nhấn mạnh.

Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo, tăng gần 7 triệu tín đồ so với năm 2003. Bên cạnh đó, hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam". “Tính đến 31-12-2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí (trong đó có 199 cơ quan báo in) với 1.111 ấn phẩm; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 người hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo; một hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình với 179 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh; 92 báo và tạp chí điện tử, 1.607 trang thông tin điện tử, 420 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động”, số liệu trích từ Sách Trắng cho hay.

Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam. Ảnh: Phương Linh

 

Bên cạnh đó, Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, không ngừng cải thiện mức sống của người dân, giảm mạnh tỷ lệ nghèo, thúc đẩy bình đẳng xã hội, góp phần bảo đảm quyền thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội cũng như việc thực hiện quyền con người trong nhiều lĩnh vực khác.

Sách Trắng nêu rõ, với việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền còn người..., Việt Nam không những bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế, mà còn đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

7 ưu tiên bảo đảm quyền con người trong thời gian tới

Theo Sách Trắng, những thành tựu trong việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người trong thời gian qua thể hiện những nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với việc coi con người là mục tiêu, động lực và trọng tâm trong mọi chính sách phát triển đất nước. Những nỗ lực này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam vẫn còn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức.

Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung giải quyết các thách thức về vấn đề quyền con người, tập trung vào 7 ưu tiên sau: Tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân, bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội nhằm nâng cao điều kiện, nguồn lực phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội; cải thiện chất lượng giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề này; tích cực thúc đẩy bình đẳng giới, coi đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần; tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người.

“Trên nền tảng những thành tựu đạt được trong thời gian qua được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế thừa nhận, với ý chí quyết tâm và tinh thần vươn lên của toàn dân tộc Việt Nam và trên tinh thần đối thoại cởi mở, hợp tác song phương và đa phương hiệu quả với các nước, các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trên cơ sở một nhà nước pháp quyền, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người”, Sách Trắng kết luận.

Bác bỏ những thông tin sai sự thật về nhân quyền ở Việt NamTại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về báo cáo vừa công bố của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam, được thúc đẩy và thực hiện phù hợp Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. Những nỗ lực và thành tựu cụ thể đã được nêu trong Sách Trắng vừa được công bố. Việt Nam bác bỏ những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam”.

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 15 phút trước
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Khai mạc Triển lãm ảnh đồng bào DTTS tại TP. HCM 2024

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024, ngày 22/11, Triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” đã chính thức được khai mạc tại đường Nguyễn Huệ, quận 1. TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.