Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện xung quanh công trình xây dựng Tượng đài "Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh": Có những giá trị còn quý hơn tiền

Lê Phương - 21:36, 31/07/2020

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc một huyện nghèo như Vĩnh Thạnh (Bình Định), phần đông dân số là đồng bào dân tộc Ba Na, lại đi xây dựng tượng đài với quy mô đầu tư hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đối với những đóng góp của đồng bào Ba Na cho cách mạng, cho đất nước thì làm sao có thể cân, đong, đo, đếm được.

Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đang được hoàn thành
Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đang được hoàn thành

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao kinh phí này không sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng các công trình hạng tầng như điện, đường, trường, trạm… sẽ có ý nghĩa hơn với đời sống của người dân nơi đây.

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, không phải xây dựng tượng đài là hoang phí, mà đây là một công trình mang ý nghĩa nhân văn, như một “món nợ” đầy tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, huyện Vĩnh Thạnh nói riêng trả ơn cho những người con Ba Na đã đóng góp công sức của mình cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Đồng thời, đây cũng là công trình ghi nhớ sự kiện lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Được biết, từ năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã cho chủ trương đầu tư công trình Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh”, song vì gặp khó khăn về kinh phí, nên chưa thực hiện. 

Đến năm 2018, UBND huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục hoàn chỉnh phác thảo và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thông qua tại Kết luận số 203 ngày 25/5/2018. Sau đó, Dự án đầu tư xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đã được UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục pháp lý liên quan, với tổng kinh phí theo dự toán được duyệt gần 45 tỷ đồng. 

Ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết, hầu hết nguồn vốn xây dựng tượng đài do UBND tỉnh hỗ trợ, huyện chỉ đối ứng một ít từ nguồn xã hội hóa, không lấy vốn sự nghiệp hay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Theo ông Đẩu, ý tưởng xây dựng công trình tượng đài là tâm huyết từ nhiều nhiệm kỳ trước của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của đồng bào Ba Na làm nên cuộc Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Việc tiến hành xây dựng tượng đài, huyện đã xin ý kiến đóng góp của các già làng, Người có uy tín, các vị lão thành cách mạng. Về cơ bản đều thống nhất, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, mẫu phác thảo tượng đài chưa phù hợp với truyền thống của người Ba Na. 

“Về vấn đề này, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng ra Hà Nội kiểm tra phác thảo, sau đó chỉ đạo huyện Vĩnh Thạnh mời các già làng, các nghệ nhân thẩm định lại mẫu váy, khố và động tác đứng bắn nỏ, tư thế cầm vũ khí chiến đấu của người Ba Na sao cho phù hợp nhất”, ông Đẩu cho biết. 

Về những ý kiến cho rằng một huyện nghèo như Vĩnh Thạnh, bỏ ra hàng mấy chục tỷ đồng để xây dựng tượng đài là quá hoang phí, ông Trần Quốc Lại, nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định chia sẻ: Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đong, đo, đếm được.

Còn nghệ nhân Yang Danh, người được xem là “pho sử sống” của đồng bào Ba Na Vĩnh Thạnh, tuy vẫn còn chưa hài lòng về một số họa tiết trên tượng đài, nhưng ông cũng như hầu hết bà con đều vui mừng vì Nhà nước đã có sự nhìn nhận xứng đáng cho những đóng góp của người Ba Na đối với cuộc khởi nghĩa. 

Có thể nói, việc xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” là việc nên làm và được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, huyện Vĩnh Thạnh cũng cần rút kinh nghiệm trong việc thông tin và giải thích rõ ràng hơn về ý nghĩa của công trình, để việc tri ân được trọn vẹn, tránh những ý kiến trái chiều như đã xảy ra.

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đo, đong, đếm được”.

Ông Trần Quốc Lại nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cảnh triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 5 phút trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 8 phút trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 10 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 11 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 12 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 17 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 25 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 27 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.