Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Những gì bắt đầu ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ thay đổi nền nông nghiệp, nông thôn nước nhà

PV - 15:47, 20/11/2021

Ngày 20/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương; TP Hà Nội; các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, và khai giảng năm học mới 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, và khai giảng năm học mới 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ xã hội. Học viện hiện là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, tự chủ, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tiếp cận với trình độ và công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới; đã đào tạo cho đất nước và một số nước bạn hơn 110 nghìn cán bộ có trình độ đại học, hơn 13 nghìn thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ.

Học viện hiện có 82 mô hình khoa học và công nghệ, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đã khẳng định được kết quả tốt và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn. Học viện hiện liên kết đào tạo và nghiên cứu với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới; hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu chuyển giao công nghệ với nhiều địa phương, doanh nghiệp...

Học viện đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, và khai giảng năm học mới 2021-2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi ân cần đến các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo, cán bộ, viên chức và các em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Học viện cũng như tới tất cả các thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước; ghi nhận và biểu dương những thành tựu to lớn Học viện đã đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.

Nhấn mạnh những thách thức sắp tới đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đối với Học viện rất to lớn như việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải sản xuất dựa trên chất lượng thay vì số lượng, đáp ứng cả nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; cơ cấu nông nghiệp sẽ thu hẹp lại, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; biến đổi khí hậu, mất cân bằng môi trường sinh thái ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, việc duy trì dạy và học trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Chủ tịch nước đặt câu hỏi “Phải định vị nền nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn tới đây như thế nào? Làm sao để chuyển đổi bắt kịp với thời đại, yêu cầu chuyển đổi số và biến thách thức thành cơ hội” và đề nghị Học viện góp phần quan trọng để trả lời câu hỏi nói trên.

Khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước; Đảng và Nhà nước luôn tin tưởng và mong muốn Học viện tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, luôn là niềm tin, là nơi có đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả vào công cuộc phát triển nền nông nghiệp bền vững, sinh thái, hàng hóa giá trị cao, xây dựng nông thôn mới, hình thành tầng lớp nông dân văn minh, theo đúng tinh thần của Đại hội XIII của Đảng; Chủ tịch nước đề nghị Học viện tích cực đổi mới toàn diện để thực hiện tốt nhất Luật Giáo dục đại học và những quy định tại Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ; ngoài đào tạo chuyên môn cần coi trọng đào tạo, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm cho học viên để những người tốt nghiệp đại học có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, có năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là năng lực tự học, tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy phản biện...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xem trưng bày ảnh do Thông tấn xã Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xem trưng bày ảnh do Thông tấn xã Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhanh chóng chuyển đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo bắt đầu từ việc xác định đúng chuẩn đầu ra, chuyển đổi phương pháp đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học, coi người học là trung tâm; ứng dụng tối đa công nghệ để nâng cao hiệu quả đào tạo; gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn sản xuất-kinh doanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong sinh viên.

Cho rằng tài sản quý giá nhất của Học viện không phải là trụ sở to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang trọng, phương tiện hiện đại mà chính là cán bộ, giảng viên tâm huyết, trí tuệ, Chủ tịch nước yêu cầu Học viện tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới đào tạo và chăm lo đời sống cho đội ngũ cán bộ, thầy, cô giáo. Các thầy, cô giáo phải chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn, truyền cảm hứng cho người học, thật sự là tấm gương sáng về mọi mặt để sinh viên noi theo.

Đề cập 12 bộ số để quản lý minh triết nhà trường (cho tư duy phản biện, tư duy phản biện, năng lực quan hệ với con người); nhấn mạnh tinh thần tự chủ đại học phải được hiểu một cách đầy đủ, nhất quán, xuyên suốt từ cơ quan hoạch định chính sách, quản lý và thực thi chính sách; tạo điều kiện về cơ chế và nguồn lực để các cơ sở đào tạo đóng góp nhiều hơn, thực chất hơn cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt cần chú trọng các khối Nông-Lâm-Ngư nghiệp - lĩnh vực có ảnh hưởng tới cuộc sống của phần lớn người dân; Chủ tịch nước yêu cầu phải đổi mới mô hình quản trị đại học, thực hiện tự chủ đại học mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, trên tinh thần các trường đại học phải được tự chủ để chủ động học thuật, chủ động sáng tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, cải cách mạnh thủ tục hành chính.

Đồng thời, Học viện phải phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu mẫu mực như đã định hướng; cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội. Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tái cơ cấu nông nghiệp thành công theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp và văn minh. Mục tiêu bao trùm của nghiên cứu là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Nhắc lại 5 nhiệm vụ “đặt hàng” đã nêu trong dịp về dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện năm 2016, Chủ tịch nước lưu ý Học viện cần tiếp tục tích cực tham vấn cho các cơ quan Nhà nước thực hiện mục tiêu xanh hóa nông nghiệp, điển hình như chiến lược trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 để chủ động về bảo vệ môi trường, thực hiện cam kết về giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26, khuyến khích huy động nhiều thành phần tham gia các chương trình sáng kiến nông nghiệp xanh, cải thiện yếu tố năng lực sản xuất, giảm nhanh việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời khuyến khích các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao, ít phát thải tiến tới triệt tiêu sự phát thải khí nhà kính; xây dựng cụm liên kết ngành nông nghiệp. Đồng thời, phải từng bước nâng cao vị thế, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Chủ tịch nước cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan chú trọng chỉ đạo và đầu tư, tạo điều kiện, hỗ trợ để học viện trở thành mô hình trường đại học kiểu mẫu trong đào tạo, tích cực tham gia vào các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình khác trong thời gian tới.

Bày tỏ mong muốn “Những gì bắt đầu ở đây sẽ thay đổi nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Chủ tịch nước tin tưởng thầy và trò Học viện biến nhiệt huyết và trí tuệ của mình thành nguồn năng lượng vô tận thắp sáng nông thôn Việt Nam, “để nông thôn Việt Nam mãi là chốn yên bình của tất cả chúng ta, là mạch nguồn tươi mát nuôi dưỡng ta khôn lớn và luôn mở rộng vòng tay đón ta trở về”.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 12 nhà giáo của Học viện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Tin nổi bật trang chủ
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 1 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 1 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối với chính quyền địa xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thời sự - Thanh Huyền - Bích Ngọc - 16:07, 17/04/2024
Thảo luận về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, các ý kiến cơ bản nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình và đề nghị Chính phủ làm rõ sự cần thiết, tính cấp bách, rà soát danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động chính sách khi điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Thể thao - Hoàng Minh - 14:50, 17/04/2024
Dù đã dành lợi thế cực lớn trong trận lượt đi, nhưng Barcelona vẫn để PSG lật ngược thế cờ trong trận lượt về. Thất bại 4-1 ngay trên sân nhà khiến Barcelona đánh mất tấm vé vào vòng Bán kết Cúp C1 châu Âu.