Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động ứng phó với triều cường gây ngập úng

Trương Vui - 14:07, 02/10/2023

Trước cảnh báo nhiều nơi ở Nam Bộ có nguy cơ ngập úng nghiêm trọng do mưa dông kết hợp triều cường, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị cần theo dõi chặt chẽ, cập nhật thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến triều cường, nguy cơ ngập lụt, sạt lở để người dân chủ động ứng phó.

Triều cường tại TP Cần Thơ lên nhanh làm ngập sâu các tuyến đường trong trung tâm thành phố (Ảnh: TL)
Triều cường tại TP Cần Thơ lên nhanh làm ngập sâu các tuyến đường trong trung tâm thành phố (Ảnh: TL)

Ngập úng nghiêm trọng do mưa dông kết hợp triều cường

Theo ghi nhận, chiều tối qua, tại Nam Bộ và TP.HCM xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ liên tục, nhiều tuyến đường ven sông, rạch ngập nặng. Tại một số khu vực còn xảy ra triều cường dâng cao đã khiến giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Thông tin từ ứng dụng cảnh báo ngập nước và triều cường UDI Maps của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mưa lớn đã kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ mới ngớt, khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn các Quận 7, 8, thành phố Thủ Đức và các huyện vùng ven như huyện Bình Chánh, Nhà Bè… xảy ra tình trạng ngập úng, các phương tiện di chuyển khó khăn trên đường. Tại khu vực phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, nhiều tuyến đường như Quốc Hương, Tống Hữu Định, đường số 41… bị ngập nặng.

Khu dân cư thuộc Quận 7, TP HCM bị ngập do mưa lớn và triều cường (Ảnh: TTXVN)
Khu dân cư thuộc Quận 7, TP HCM bị ngập do mưa lớn và triều cường (Ảnh: TTXVN)

Cũng trong chiều qua, tại một số khu vực xuất hiện triều cường dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường ven sông rạch bị ngập nước. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mức triều tại trạm đo Nhà Bè sông Đồng Điền đạt 1,66m, trạm Phú An sông Sài Gòn đạt 1,64m. Mức triều này đều vượt trên báo động 3. Thêm vào đó, mưa xảy ra vào khung giờ triều cường đạt đỉnh khiến ngập càng thêm nặng.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại hầu hết trạm vùng hạ lưu trên các sông Nam Bộ tiếp tục lên nhanh và ở mức cao, vượt báo động III.

Tại tỉnh Bình Thuận, các cơ quan chức năng phải phong tỏa một phần tuyến đường Lạc Long Quân thuộc xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết do cát đỏ tràn xuống gây ngập đường, sụp mố cây cầu tại khu vực này. Lực lượng Thanh tra giao thông, Công an địa phương huy động quân số ứng trực, ngăn xe qua lại khu vực cát đỏ tràn xuống gây ngập đường, đồng thời khẩn trương triển khai khắc phục sự cố.

Một phần tuyến đường Lạc Long Quân thuộc xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bị cát đỏ tràn xuống gây ngập đường (Ảnh: TTXVN)
Một phần tuyến đường Lạc Long Quân thuộc xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bị cát đỏ tràn xuống gây ngập đường (Ảnh: TTXVN)

Tại tỉnh An Giang, Đài khí tượng thủy văn cũng phát cảnh báo nhiều huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn có khả năng xảy ra ngập lụt cục bộ trong những ngày đầu tháng 10 do mưa lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp đợt triều cường mạnh. Mực nước trên các trạm trên sông, nội đồng trong tỉnh đang đạt mức và trên mức báo động 3 từ 10-20cm và tiếp tục lên chậm. Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu hiện cao hơn so với cùng kỳ năm trước 4-7cm.

Tại tỉnh Vĩnh Long, sáng nay, một số tuyến đường trong nội ô thành phố bị ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Cụ thể, các tuyến đường như Nguyễn Thị Minh Khai, Hưng Đạo Vương, đường 2 tháng 9, Võ Thị Sáu, Phạm Thái Bường, Trần Phú… có nơi ngập sâu đến khoảng 40 cm. Triều cường dâng cao vào thời điểm đi học và đi làm gây ra cảnh hỗn loạn tại các điểm giao, ngã tư.

Nhiều tuyến đường nội ô TP Vĩnh Long ngập nước gây khó khăn cho việc đi lại của người dân (Ảnh: Hoàng Lộc)
Nhiều tuyến đường nội ô TP Vĩnh Long ngập nước gây khó khăn cho việc đi lại của người dân (Ảnh: Hoàng Lộc)

Cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo nhiều nơi ở Nam Bộ nguy cơ ngập úng nghiêm trọng do mưa dông kết hợp triều cường. Dự báo trong tháng 10 sẽ có 2 đợt triều cao, đợt giữa tháng có khả năng thấp hơn đợt cuối tháng. Mực nước đỉnh triều cao nhất tháng và thấp nhất tháng xuất hiện vào tuần cuối tháng, ở mức xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2022.

Chủ động ứng phó với triều cường gây ngập úng

Để chủ động ứng phó với triều cường và nguy cơ sạt lở, ngập lụt, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai theo dõi chặt chẽ, cập nhật thường xuyên các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến triều cường, nguy cơ ngập lụt, sạt lở; tăng cường thông tin, truyền thông để thông báo kịp thời cho người dân biết, chủ động phòng, tránh, ứng phó, nhất là thời điểm đỉnh triều.

Đồng thời triển khai lực lượng xung kích tổ chức rà soát, xác định các vị trí xung yếu trên các tuyến đê bao, bờ bao; tuần tra, canh gác, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện (cừ chàm, bao tải cát...) để sẵn sàng xử lý giờ đầu khi có tình huống.

Để chủ động ứng phó ngập lụt do triều cường kết hợp với lũ thượng nguồn, mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long đã yêu cầu các địa phương, sở, ngành có liên quan cùng phối hợp triển khai các giải pháp chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do triều cường gây ra (Ảnh: TL)
Để chủ động ứng phó ngập lụt do triều cường kết hợp với lũ thượng nguồn, mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long đã yêu cầu các địa phương, sở, ngành có liên quan cùng phối hợp triển khai các giải pháp chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do triều cường gây ra (Ảnh: TL)

Cùng với đó, chủ động phương án phòng chống ngập úng, vận hành hệ thống cống, trạm bơm tiêu thoát nước, nhất là khu dân cư tập trung, sản xuất cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản; chủ động kế hoạch thu hoạch các diện tích đã đến thời kỳ thương phẩm.

Ngoài ra, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân trong khu vực bị ngập lụt như trông giữ trẻ tập trung, đưa rước trẻ tới trường để phòng tránh đuối nước.

Đặc biệt, tăng cường thông tin, truyền thông, hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó như ngăn nước vào nhà, kê cao đồ đạc, ngắt các thiết bị điện khi nhà bị ngập.

Bên cạnh đó, tổ chức cắm biển cảnh báo, canh gác, hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các khu vực ngập lụt, nước chảy xiết, sạt lở, nhất là tại các khu vực đông dân cư, ven sông, kênh, rạch. Duy trì các chốt cứu hộ, cứu nạn tại các điểm xung yếu; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu khi có yêu cầu. Thường xuyên báo cáo nhanh công tác triển khai thực hiện và tình hình thiệt hại (nếu có) về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai.

Cần chủ động phương án phòng chống ngập úng, hạn chế khó khăn trong sinh hoạt, đi lại cho người dân (Ảnh: TL)
Cần chủ động phương án phòng chống ngập úng, hạn chế khó khăn trong sinh hoạt, đi lại cho người dân (Ảnh: TL)

Để chủ động ứng phó với thời tiết mưa nhiều và triều cường, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có công văn yêu cầu các sở, ban ngành chức năng, cơ quan đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó đợt triều cường này.

Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện sẽ thực hiện thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến của mưa và các đợt triều cường cho người dân biết, chủ động ứng phó; khuyến cáo người dân, doanh nghiệp kiểm tra an toàn các thiết bị điện, di dời, kê cao thiết bị, vật tư, hàng hóa, hóa chất, vật dụng…; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực khi xảy ra ngập lụt, nhất là các khu vực trông giữ trẻ tập trung, đưa rước trẻ tới trường để phòng tránh đuối nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Theo thông tin từ Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25-7-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp an toàn thông tin, an ninh mạng, giám sát hệ thống mạng 24/24 giờ, cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, phần mềm diệt virus. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các máy kết nối mạng internet, tham gia các trang mạng xã hội bảo đảm an toàn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Tin nổi bật trang chủ
Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng (Bài 2)

Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Nâng cao trách nhiệm cộng đồng (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719. Nhờ đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng DTTS, đặc biệt là các cán bộ, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở.
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai rò trong cộng đồng xã hội: Đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới (Bài 3)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai rò trong cộng đồng xã hội: Đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới (Bài 3)

Người có uy tín - Văn Hoa - 4 giờ trước
Bằng uy tín của mình, Người có uy tín huyện Văn Lãng không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, họ còn là những tấm gương sáng, những tuyên truyền viên tích cực, nỗ lực vận động gia đình, người thân, cộng đồng cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng huyện vùng biên giới Văn Lãng văn minh, giàu mạnh.
Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Kiên Giang: Hơn 10.000 thành viên tổ tự quản tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo

Theo thông tin từ Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25-7-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp an toàn thông tin, an ninh mạng, giám sát hệ thống mạng 24/24 giờ, cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc, phần mềm diệt virus. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các máy kết nối mạng internet, tham gia các trang mạng xã hội bảo đảm an toàn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Trạm Tấu (Yên Bái): Triển khai hiệu quả nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo

Trạm Tấu (Yên Bái): Triển khai hiệu quả nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo

Là huyện vùng cao với gần 80% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo, sát dân, bám cơ sở để đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, huyện Trạm Tấu đã từng bước cụ thể hóa, đồng bộ các chương trình kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách hiệu quả.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Người Hoa ở TP. Cần Thơ chung tay xây dựng Đô thị đáng sống

Người Hoa ở TP. Cần Thơ chung tay xây dựng Đô thị đáng sống

Công tác Dân tộc - Minh Triết - 5 giờ trước
Những năm qua, đời sống của người Hoa ở TP. Cần Thơ đang từng bước được nâng lên, tỷ lệ khá giàu tăng, hộ nghèo giảm sâu. Đặc biệt, thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, người Hoa TP. Cần Thơ đã và đang vận dụng cơ hội để vươn lên; đồng thời luôn ý thức trách nhiệm tích cực đóng góp sức người,sức của cùng chính quyền địa phương trên nhiều phương diện phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cơ sở, xây dựng TP. Cần Thơ trở thành vùng đất thật sự đáng sống.
Truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý

Truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý

Ngày 29/11, tại Trung tâm huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý. Chương trình được triển khai thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Chợ Đồn (Bắc Kạn): Nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Chợ Đồn (Bắc Kạn): Nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 5 giờ trước
Qua 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, bước đầu thu về những kết quả tích cực.
Lào Cai: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Lào Cai: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Dân tộc- Tôn giáo - Thiên An - 5 giờ trước
Sau hơn một năm triển khai mô hình: Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tại Lào Cai, Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai được chọn làm mô hình điểm đầu tiên của Bộ đội biên phòng cả nước bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại rất tích cực