Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống dịch từ biên cương

Thanh Hải - 19:07, 06/05/2021

Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

Trên bước đường tuần tra
Trên bước đường tuần tra

Tháng 4 có lẽ là những ngày u ám, tồi tệ nhất kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát. Mỗi ngày, Ấn Độ ghi nhận hàng ngàn ca tử vong; và chỉ riêng trong tháng 4 đã có khoảng 6 triệu người dân nước này nhiễm bệnh. Tâm điểm kinh hoàng vùng Nam Á - Ấn Độ, chìm trong tang tóc đau thương. Đến nỗi, bình oxy là thứ xa xỉ; đến nỗi cả những con phố dài chỉ còn nghe thấy duy nhất âm thanh của những chiếc xe cứu thương… 

Số người chết vì Covid-19 luôn ở mức cao khiến cho tình hình ở Ấn Độ nghiêm trọng đến độ các bãi đỗ xe, khu đất trống được tận dụng cho việc hỏa thiêu. Nhiều người đã thảng thốt trước hình ảnh hỏa thiêu thủ công những người xấu số với Covid-19.

Ngạy cạnh nước ta, Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan cũng đang “gồng mình” trước tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh hơn do biến thể mới B1617 của virus SARS-CoV-2. Riêng Lào, dịch đã lan ra 15/18 tỉnh thành; trong đó có 8 tỉnh giáp biên với Việt Nam.

Từ thực tế ấy và nhìn sang các nước láng giềng, công tác chống dịch của nước ta sẽ trở nên khó khăn hơn bội phần. Sau hàng chục ngày không phát hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam đang căng mình trước một đợt bùng phát mới của dịch Covid-19.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đã đưa công tác phòng chống dịch bệnh lên một mức cao hơn; các sự kiện văn hóa, thể thao trong 4 ngày nghỉ lễ được tạm hoãn vào phút chót; rồi đề nghị cấm tụ tập đông người, thực hiện ngay 5k…

Dịch đến, một trong những lực lượng tiên phong trên tuyến đầu, là những người lính mang quân hàm xanh ngày đêm căng mình trên chốt dịch. Họ đã biến mình thành lá chắn sống vững chắc nơi biên ải, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác. Bất kể đêm ngày, bất kể thời tiết; dẫu khó khăn, vất vả; thậm chí đã phải nén đau thương, gác tình riêng… trước một nhiệm vụ duy nhất: chống dịch từ biên cương.

Phút nghỉ ngơi trên đường tuần tra
Phút nghỉ ngơi trên đường tuần tra

Dọc các tuyến biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã thiết lập hàng trăm chốt, huy động hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ… túc trực suốt ngày đêm. Những lối mòn, lối mở đã được chốt chặn; hoạt động xuất, nhập cảnh đã được thiết chặt… 

Không biết từ bao giờ, chốt đã thành nhà, đường tuần tra đã trở nên thân thuộc. Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

Tại đợt dịch mới này, Bộ tư lệnh BĐBP vừa điều thêm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ chi viện cho lực lượng chống dịch nơi biên giới. Sẽ có thêm nhiều chốt mới được thành lập, làm dày lên tấm chắn sống kiên cường nơi phên dậu. Sẽ có thêm nhiều người lính quân hàm xanh sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhưng chưa xác định ngày về…

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thống kê, nhưng có lẽ là chưa đầy đủ khi có gần 270 trường hợp cán bộ chiến sĩ có người thân mất, mà không thể về chịu tang. Hàng ngàn chiến sĩ có vợ sinh con, bố mẹ đau ốm nhưng bản thân vẫn phải bám chốt. Nhiều cán bộ, chiến sĩ 6 tháng chưa thể về nhà. Những hi sinh ấy chẳng thể nào đo đếm được.

Các chiến sỹ biên phòng sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn đối tượng nhập cảnh trái phép
Các chiến sỹ biên phòng sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn đối tượng nhập cảnh trái phép

Và chúng ta đã được đền đáp khi nhiều trường hợp vượt biên trái phép được phát hiện. Đồng nghĩa rằng, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào đã được phát hiện, ngăn chặn, khoanh vùng. Nhưng, số lượng người nhập cảnh trái phép mỗi ngày vẫn đang xảy ra và diễn biến phức tạp đồng nghĩa, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sẽ lại vẫn tiếp tục bám trụ biên cương, canh giữ phên dậu nước nhà.

Có một điều rất chắc chắn rằng, nếu chúng ta cứ phó mặc trách nhiệm chống dịch cho lực lượng biên phòng nơi biên ải; để rồi, ở đâu đó có những người vì hám lợi mà bán rẻ sự an nguy của đồng bào, tổ chức đưa người vượt biên trái phép; không thực hiện nghiêm theo các khuyến cáo phòng dịch của Chính phủ, thì công tác phòng chống dịch sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Du lịch - Minh Nhật - 30 phút trước
Mùa hoa anh đào năm nay, các du khách khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo với cảnh sắc tuyệt đẹp mà ít người biết đến, đồng thời mang đến cơ hội đắm mình trong văn hóa địa phương.
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).