Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chờ tái định cư, nhiều hộ dân phải dựng lều sống bên suối

PV - 10:24, 03/06/2019

Sắp đến mùa mưa bão, tuy nhiên, nhiều hộ dân ở huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn đang phải sống trong những túp lều tạm bợ ven suối, ven đồi để chờ được về khu tái định cư (TĐC). Đây là những hộ bị ảnh hưởng do sạt lở khi thủy điện xả lũ từ những năm 2017, 2018.

Một trong những căn nhà của người dân thuộc diện di dời vì nguy cơ sạt lở ở xã Lượng Minh. Một trong những căn nhà của người dân thuộc diện di dời vì nguy cơ sạt lở ở xã Lượng Minh.

Theo phản ánh của người dân 2 bản Minh Phương và bản Lá, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, cuộc sống người dân trong bản đang gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm, vì phải ở trong các lều tạm bên đường, bên suối chờ xây dựng khu TĐC. Mặc dù thời gian đã gần 3 năm trôi qua, nhưng khu TĐC vẫn xây dựng theo kiểu “rùa bò” nên không biết đến lúc nào họ được chuyển về chỗ ở mới. Mặc dù tình trạng trên đã được kiến nghị lên chính quyền các cấp nhiều lần, thế nhưng mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ, bởi vậy người dân rất lo lắng khi mùa mưa lũ đã đến gần.

Bà Lô Thị Lân, ở bản Minh Phương cho biết: Tháng 8/2018 trong đợt xả lũ của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ đã cuốn trôi đất ở và ngôi nhà kiên cố của gia đình. Không có đất nên 6 người trong gia đình bà phải dựng chiếc lều ở tạm ven đường, chờ Nhà nước xây xong khu TĐC. Cuộc sống tạm bợ gặp nhiều khó khăn, không điện, không nước và luôn đối diện với nguy hiểm khi mùa mưa bão đến gần.

Qua tìm hiểu, người dân lo lắng và kiến nghị là có cơ sở. Toàn huyện Tương Dương hiện nay có 71 hộ dân cần di dời khẩn cấp, gồm 34 hộ dân thuộc 2 bản Lả và Minh Phương, xã Lượng Minh (bị ảnh hưởng sạt lở ven sông, thuộc Thủy điện Nậm Nơn). Sau đợt thủy điện Bản Vẽ xả lũ năm 2018, có thêm 37 hộ bị thiệt hại cũng phải di dời đến nơi ở mới.

Để ổn định chỗ ở cho các hộ dân này, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt kế hoạch di dời khẩn cấp đến chỗ ở an toàn. Theo đó, tỉnh Nghệ An giao cho UBND huyện Tương Dương bố trí quỹ đất và quy hoạch để sớm chuyển các hộ dân đến đây để ổn định cuộc sống. Các phương án hỗ trợ cũng đã được thực hiện. Cụ thể: Đối với 34 hộ thuộc vùng ảnh hưởng sạt lở Thủy điện Nậm Nơn đã được hỗ trợ 6,5 tỷ đồng (Nhà nước hỗ trợ 4 tỷ đồng, Thủy điện Nậm Nơn hỗ trợ 2,5 tỷ đồng). Còn với 37 hộ bị ảnh hưởng, do Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại, mỗi hộ dân được hỗ trợ 70 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, Thủy điện Bản Vẽ hỗ trợ 20 triệu đồng, chủ yếu là tiền di dời nhà cửa đến nơi ở mới).

Tuy nhiên, điều đáng nói, đến thời điểm này, người dân vẫn chưa thể chuyển về chỗ ở mới để ổn định cuộc sống do tiến độ xây dựng khu TĐC quá chậm. Ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cho biết: “Chúng tôi cũng hết sức lo lắng cho cuộc sống bà con mỗi khi mùa mua bão đến, nhưng xã bất lực, bởi nguồn kinh phí để xây dựng khu TĐC, di dời dân là nằm ngoài khả năng của địa phương. Đã nhiều lần, xã kiến nghị lên UBND huyện nhưng không hiểu lý do gì mà việc xây dựng khu TĐC vẫn chưa hoàn thành”.

Trao đổi về thực tế này, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Tương Dương cho biết: Về phía huyện cũng đã lựa chọn địa điểm, quy hoạch 3 vùng TĐC. Từ đầu năm 2019, các khu TĐC đã được triển khai thi công, tuy nhiên do thiếu kinh phí nên dự án triển khai chậm. Cụ thể khu TĐC cho 34 hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở Thủy điện Nậm Nơn, được quy hoạch xây dựng san nền 39.895m2, cùng với hệ thống nước sinh hoạt, điện tổng trị giá trên 13 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngân sách tỉnh, nhưng đến nay chỉ mới được giải ngân 3/13 tỷ đồng.

Khu TĐC thứ hai cho 17 hộ ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh, ở bản Xốp Mạt, trị giá 7 tỷ đồng, chỉ mới đạt 70% khối lượng san nền. Khu TĐC thứ ba ở khe Chóng, bản Vẽ, xã Yên Na, cho 20 hộ dân được quy hoạch ở bản Vẽ, vùng công nhân xây dựng nhà máy thủy điện trước đây sinh sống. Khu TĐC này, hiện đã có 12/20 hộ vào dựng nhà ở, tuy nhiên khó khăn đặt ra hiện nay là khu TĐC chưa được đầu tư đường giao thông, điện, nước. Chúng tôi cũng mong muốn, nguồn vốn được bố trí để việc xây dựng sớm hoàn thành nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân, ông Thắng trăn trở.

Thiết nghĩ, đây là dự án khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho các hộ dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm nên chính quyền tỉnh Nghệ An cần quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc; xem xét ưu tiên nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu TĐC để các hộ sớm được chuyển về nơi an toàn, trước mùa mưa lũ đang đến gần...

Chúng tôi cũng hết sức lo lắng cho cuộc sống bà con mỗi khi mùa mua bão đến, nhưng xã bất lực, bởi nguồn kinh phí để xây dựng khu TĐC, di dời dân là nằm ngoài khả năng của địa phương. Đã nhiều lần, xã kiến nghị lên UBND huyện nhưng không hiểu lý do gì mà việc xây dựng khu TĐC vẫn chưa hoàn thành”. (Ông Vi Đình Phúc,  Chủ tịch UBND xã Lượng Minh)

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 13 phút trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 20 phút trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 28 phút trước
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 29 phút trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hàng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 1 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.