Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách phòng và trị sâu bệnh cho cây quế

Như Ý - 19:15, 10/04/2023

Quế đang là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của người nông dân ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, cây quế rất dễ bị sâu bệnh gây hại tấn công làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bà con cần có những biện pháp cụ thể để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây quế một cách hiệu quả và nhanh chóng.

(Tổng hợp) Cách phòng và trị sâu bệnh cho cây quế

Các loại sâu hại thường gặp trên cây quế

Sâu hại quế rất đa dạng gồm 14 loài ở 13 họ thuộc 4 bộ khác nhau. Sâu ăn lá có 4 loài, sâu đục thân 3 loài, sâu chích hút 3 loài, sâu đục sùi vỏ 01 loài và sâu hại rễ có 2 loài. Trong các loài sâu hại có mức độ nguy hiểm là bọ trĩ, sâu róm xanh, sâu đục thân cành, sâu đo ăn lá và bọ xít nâu sẫm..:

Bọ trĩ: Gây hại trong suốt thời gian gieo ươm cây con ở vườn ươm và rừng trồng. Thời gian gây hại mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8 khi thời tiết ấm nóng và khô. Thường rất khó phát hiện khi chúng mới tấn công, gây hại cây trồng. Biểu hiện khi cây trồng bị bọ trĩ chích lá là lá non bị biến dạng, xoăn lại.

Để phòng trị cần đặt các bẫy dính màu vàng, bẫy dính màu xanh để thu hút bọ trĩ đậu vào ở giai đoạn vườn ươm. Ngoài ra, luân phiên các loại thuốc thuốc trừ sâu sinh học có thành phần Azadirachtin 0,3% hoặc thuốc có hoạt chất như: Spinetoram, Imidacloprid, Carbosulfan phun vào lúc cây ra lộc non.

Bọ xít nâu sẫm: Thường chích trên cành non và chồi, sau từ 1 - 2 tuần các vết chích cùng chuyển sang màu đen, khô dần, nứt ra, có thể khô héo và chết.

Để phòng trị cần bắt giết bọ xít khi mới nở còn sống tập trung, ngắt các ổ trứng bọ xít. Đồng thời bà con hãy phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hoạt chất Abamectin để phun trừ.

(Tổng hợp) Cách phòng và trị sâu bệnh cho cây quế 1

Sâu đục thân cành: Thường xuất hiện ở cây Quế từ 6 tuổi trở lên (cấp tuổi II). Sâu trưởng thành xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 7. Sâu hại chủ yếu tập trung phá hại ở những khu vực chân đồi rừng Quế.

Để phòng trị cần dùng đèn để bẫy bướm. Đồng thời dùng thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil, Cartap để diệt sâu non ở tuổi 1 và tuổi 2.

Sâu đo ăn lá: Sâu đo ăn trụi lá Quế trông như cây chết. Sâu hại làm giảm sinh trưởng của rừng Quế, làm cây suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho những loài sâu hại thứ cấp xâm nhập, phá hoại. Loài sâu Đo ăn lá Quế chỉ tập trung chủ yếu ở sườn đồi và chân đồi. Sâu đo ăn lá Quế có tính xu quang mạnh ở pha trưởng thành.

Để phòng trị cần dùng bẫy đèn có tia UV để bẫy bướm. Đồng thời bà con hãy dùng chế phẩm sinh học có hoạt chất Bacillus thuringiensis. Nếu diện tích nhiễm sâu với mật độ cao dùng thuốc BVTV có hoạt chất Alpha - Cypermethrin để phun trừ.

Sâu róm xanh: Gây hại cả giai đoạn vườn ươm và rừng trồng. Sâu non một năm xuất hiện 4 lứa từ tháng 2 đến tháng 10. Bướm có tính xu quang mạnh, thường bay vào đèn vào buổi tối.

Để phòng trị cần sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy bướm ở pha trưởng thành. Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut)

Rệp phá hoại (Có rất nhiều loại rệp sáp, rệp nâu ...), rệp thường phát sinh vào mùa hè hại cả ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng, chúng phá hoại các cành lá non của cây. Lá có rệp thì sẽ biến thành màu vàng hoặc cuộn cong lại rồi héo úa.

Để phòng trị cần dùng các loại dung dịch thuốc lá + xà phòng + bột hoa cúc. Đồng thời, dùng thuốc có các hoạt chất như: Profenofos Cypermethrin + Profenofos hoặc Imidacloprid; Spirotetramat; Dinotefuran Abamectin.

Sâu cuốn lá: Xuất hiện và phá hoại ở hầu hết các vùng trồng quế ở nước ta cả ở vườn ươm và rừng trồng.

Để phòng trị cần dùng bẫy đèn bẫy bướm. Đồng thời bà con cần sử dụng chế phẩm tự nhiên để phun trừ các loại sâu hại từ gừng, tỏi, giềng, đường đỏ. hoặc thuốc hoạt chất Abamectin phun theo hướng dẫn sử dụng...

(Tổng hợp) Cách phòng và trị sâu bệnh cho cây quế 2

Các loại bệnh hại thường gặp

Bệnh tua mực quế

Tác nhân gây bệnh là nấm mốc mammaria cetasi và Lacelinopsis sp. Vi khuẩn Pseudomonas. Bọ trĩ và rầy lưng đỏ là môi giới trung gian truyền bệnh.

Cây bị nhiễm bệnh ban đầu trên thân cây xuất hiện một số khối u trên vỏ cây, khối u lớn dần; trên khối u hình thành các tua dài ngắn khác nhau với số lượng khác nhau. Những cây ra nhiều tua thường bị các sinh vật khác xâm nhiễm trên tua như nấm mốc, mọt; tua héo dần nên khi xác định thường có các vi khuẩn và nấm mốc.

Để phòng trừ bệnh tua mực quế, bà con cần chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức khỏe cho cây bị nấm, vi khuẩn hay địa y đến tấn công khi cây có sức sống kém. Chọn giống cây trồng khỏe mạnh để kháng bệnh. Chặt bỏ những cây, những cành bị bệnh. Chặt bỏ phần thân và cành có búi tua mực.

Khi xuất hiện các tua mực, cần kiên quyết xử lý kịp thời, thu gom đốt, cây quế sẽ sinh chồi, mọc tiếp.

Bệnh khô lá quế

Bệnh khô lá quế do nấm đĩa gai Pestalotiopsis funerae Penz. gây ra. Nấm bệnh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 30 độ C, khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C thường không phát triển. Độ ẩm cao trên 80% rất có lợi cho đĩa bào tử nở ra bào tử bay ra ngoài thực hiện lây lan.

Bệnh thường gặp trên cây quế vào các tháng 4 - 11. Trên lá quế ban đầu xuất hiện đốm vàng nhỏ, lớn dần lên đến mép lá phần bị bệnh khô dần biến thành màu nâu xám. Bệnh lây lan đến lá khác và tạo ra đốm khác. Cây nhiễm bệnh nặng khiến lá rụng, cây chết khô. Bệnh còn xuất hiện trên cả cành non.

Để phòng trừ bệnh khô lá quế, bà con cần loại bỏ lá bị bệnh ngay từ khi mới xuất hiện đốm bệnh, nếu còn có đốm bệnh thì phải tiến hành cắt tiếp lá bệnh. Cắt bỏ cành bị bệnh nhặt hết lá rụng trên luống. Tăng cường che bóng, che gió cho cây. Bón phân tưới nước đầy đủ và kịp thời, nên bón phân P, K.

Vào khoảng đầu mùa Xuân, khi lá non mới nhú, bà con tiến hành phun thuốc Boócdô 1% hoặc zineb 0,2%, 7 - 10 ngày phun 1 lần, phun khoảng 2 - 3 lần.

Bệnh đốm lá và khô cành quế

Bệnh thường gặp trên lá, quả và cành. Dấu hiệu trên lá và quả là các đốm tròn màu nâu sẫm. Lá non bị bệnh thường xoăn lại. Sau đó trên đốm bệnh xuất hiện các chấm nhỏ màu đen, đó là các đĩa bào tử. Cành non mắc bệnh thường xuất hiện các đốm hình bầu dục và bị khô héo, đốm bệnh màu nâu tím dần dần thành màu đen; chỗ mắc bệnh bị lõm xuống, nối liền nhau và làm cho cành cây khô héo. Trong điều kiện ẩm ướt, các đốm bệnh cành non và lá xuất hiện khối bào tử nhầy màu hồng. Vào mùa xuân, trên đốm bệnh có thể hình thành vỏ túi thể hiện giai đoạn hữu tính.

Để phòng trừ bệnh, bà con cần loại bỏ các lá bị bệnh để giảm nguồn lây nhiễm. Trồng cây ở nơi thoát nước, nhiều mùn, mật độ trồng hợp lý. Có thể trồng hỗn giao theo đám, xúc tiến khép tán sớm để giảm bệnh. Khi lá mới nhú phát hiện bệnh thì bà con có thể phun thuốc Boócđô 1% hoặc Benlat 0,1% để hạn chế bệnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc nhưng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bà con vùng khó khăn. Để trồng khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận lớn, mời bà con tham khảo mô hình kỹ thuật trồng cây khoai môn sau đây.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Media - BDT - 23:20, 16/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”. Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ. Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:29, 16/05/2025
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 21:07, 16/05/2025
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.