Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

BRT, cây xanh và sợi dây kinh nghiệm “rút mãi chưa hết“

PV - 09:06, 27/02/2018

Nếu BRT không hiệu quả hoặc phá sản thì phải có người chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không thể rút kinh nghiệm là xong!

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội vừa đề xuất thành phố cho các phương tiện khác đi vào đường buýt nhanh BRT trong một số khung giờ.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội rất nhiều lần trì hoãn, đội vốn… nay vẫn đang nằm thách thức với gió sương, "thi gan cùng tuế nguyệt".

Sau bao nhiêu năm miệt mài thay cây, trồng cây… nhiều tuyến phố đã “quá đà” trong việc trồng cây hoa sữa, trồng các loại cây xanh với mật độ quá dày… Bước đầu, những hệ lụy của việc trồng cây hoa sữa đã xuất hiện. Người dân thực sự bức bối, khó chịu, có cảm giác như bị tra tấn khi đến mùa hoa sữa tỏa hương.

BRT giành một làn đường ưu tiên nhưng vắng khách trong khi bên cạnh các phương tiện chen chúc từng mét đường. BRT giành một làn đường ưu tiên nhưng vắng khách trong khi bên cạnh các phương tiện chen chúc từng mét đường.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều dự án của Hà Nội, của đất nước với suất đầu tư lớn nhưng hiệu quả lại không cao. Trong tương lai gần, rất có thể chúng ta phải nhìn thấy cảnh không còn BRT gây chướng tai, gai mắt, một chiếc bus chễm chệ một làn đường chở vài người khách thách thức với làn xe cộ chen chúc, ùn tắc đi bên cạnh.

Và chúng ta chắc chắn sẽ phải chứng kiến cảnh đốn hạ bớt những cây hoa sữa trên nhiều tuyến phố để trả lại bầu không khí trong lành cho người dân thành phố.

Rõ ràng, đất nước đã phải chi trả rất nhiều tiền ngân sách để cho các đoàn cán bộ ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, mô hình ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội… thế nhưng, vì sao khi áp dụng vào Việt Nam lại bị méo mó đi như vậy? Ai cũng hiểu, Việt Nam không thể bê nguyên si các mô hình ở trên thế giới về trong nước nhưng cách biến hóa để nó phù hợp với thực tế đất nước thì lại vô cùng khó hiểu, gây thất thoát, lãng phí vô cùng lớn.

Đất nước ta đang bị nghèo đi vì đầu tư công không hiệu quả, thất thoát lãng phí vô cùng lớn. Những thất thoát ấy đi đâu, chảy vào túi ai thì thực tế đã có câu trả lời. Đã đến lúc chúng ta cần lấy lại kỷ cương chi tiêu ngân sách Nhà nước. Phải thấy rõ, vì sao cái gì Nhà nước làm cũng xảy ra thất thoát, thậm chí không hiệu quả, đắp chiếu để hoang hóa với thời gian. Trong khi đó, tư nhân, nước ngoài vào đầu tư thì “một vốn, bốn lời”.

Người dân lao động, kinh doanh, đóng thuế để xây dựng đất nước. Thế nên, những người sử dụng những đồng tiền ấy không thể lấy tiền tỷ của dân để thử nghiệm một cách tràn lan, gây thất thoát, rồi sau đó chỉ cần tuyên bố thử nghiệm không thành công là xong. Chúng ta phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của những người được giao tiền, giao quyền sử dụng những đồng tiền thuế ấy.

Người dân nộp thuế để trả lương cho những người làm trong bộ máy Nhà nước. Trách nhiệm của những người hưởng lương là phải cho những đồng tiền ấy sinh sôi, nảy nở, đầu tư vào những công trình, dự án phục vụ đời sống người dân. Nhưng thực tế, tại nhiều dự án, công trình, câu trả lời ngược lại hoàn toàn với mong muốn của người dân. Các dự án, công trình đó như những cái gai hàng ngày đâm vào mắt những người chứng kiến; gây cản trở, khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Sau mỗi sai lầm, đổ vỡ chúng ta lại nêu cao những bài học, rút kinh nghiệm sâu sắc, còn những người đáng lẽ phải bị xử lý nghiêm thì lại có hình thức kỷ luật nhẹ hều, thậm chí còn được thăng quan, tiến chức, gây bức xúc trong nhân dân.

Tham nhũng đang đi liền với lãng phí. Nếu không có giải pháp quản lý, xử lý hiệu quả thì dù có xử lý được tham nhũng thì ngân sách vẫn bị thâm hụt một khoản rất lớn. Chỉ có sự minh bạch, xử lý thật nghiêm những vi phạm, sai sót trong khâu lập dự án, qui hoạch, thực thi…thì mới mong không phải chạy theo trả tiền cho những sợi dây kinh nghiệm cứ mãi kéo dài./.

THEO VOV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 39 phút trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 40 phút trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.