Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) là địa phương có đông đồng bào Mông sinh sống. Trải qua nhiều cuộc thiên di, đồng bào nơi đây vẫn kiên gan “bám đá” để làm nên bề dày lịch sử của một vùng đất và sản sinh ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Về với Cao nguyên Tủa Chùa hôm nay, giữa tầng tầng, lớp lớp đá xám, âm thanh réo rắt của những cây khèn Mông vẫn có sức hút đặc biệt.
Ở xã biên giới Mường Toong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nhiều người biết đến ông Giàng A Cu bởi ông là Nghệ nhân Ưu tú am hiểu và trình diễn khèn Mông điêu luyện. Ông Giàng A Cu còn là Người có uy tín của bản Huổi Lanh, tích cực tuyên truyền, vận động bà con đoàn kết, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
Sắc màu 54 -
Đào Thọ - Ngọc Ánh -
11:48, 10/08/2021 Hiện nay, các bạn trẻ người Mông ở các xã thuộc huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) vẫn rất thích nghe âm nhạc của dân tộc mình, thích hát những làn điệu dân ca truyền thống. Bởi vậy, khi Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An mở lớp dạy thổi khèn, múa khèn ở bản Huổi Cọ, xã Nhôn Mai đã thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học. Đây là tín hiệu rất vui và mở ra cơ hội để nhân rộng lớp học tại các bản, làng khác trên địa bàn các huyện vùng cao, miền núi của Nghệ An.
Thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn, Tuyên Quang) đa phần là đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, những phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây vẫn được giữ gìn và phát triển, trong đó có tiếng khèn là đặc trưng của người con trai Mông.