Quỳnh Nhai là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có trên 85% dân số là đồng bào DTTS. Do vậy, việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh mầm non, tiểu học ở các khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống là hết sức cần thiết, tạo nền tảng giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Kinh tế -
Thúy Hồng -
14:40, 09/11/2020 Huyện Quỳnh Nhai là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La phải thực hiện cuộc đại di dân để xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Sơn La. Bên cạnh những vất vả mưu sinh khi về vùng đất mới, nhờ tận dụng lợi thế lòng hồ thủy điện nuôi cá lồng, sau 16 năm cuộc sống của các hộ dân tái định cư trên quê hương thứ hai đang bắt đầu khởi sắc.
Trong lần gặp Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tại Chương trình “Khát vọng khởi nghiệp, bừng sáng bản làng” (tháng 5/2017), Là Văn Phong hồn nhiên cất cao tiếng hát về quê hương Quỳnh Nhai. Bài hát là cách Phong giới thiệu về mảnh đất, con người Quỳnh Nhai, nơi “chôn rau cắt rốn” và cũng là mảnh đất em gắn bó máu thịt, khởi nghiệp từ du lịch trên chính tiềm năng lợi thế của quê hương. Là Văn Phong, chàng thanh niên dân tộc Thái, hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai (bản Bó Ban, xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) là một trong 23 gương khởi nghiệp điển hình được tuyên dương trong chương trình này...
Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai có trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Kháng, Dao, La Ha. Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương, buôn bán của nhân dân, huyện Quỳnh Nhai đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ kết nối vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Huyện Quỳnh Nhai là một địa phương đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, tỷ lệ tảo hôn luôn ở mức cao và diễn biến phức tạp. Gần đây, do công tác quản lý, giáo dục chưa tốt, tại Quỳnh Nhai còn xuất hiện thêm hiện tượng tảo hôn ở học sinh tuổi vị thành niên.