Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Từ nhiều năm nay, cộng đồng người Lào ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã biết khai thác giá trị văn hóa đặc trưng riêng để phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Từ việc làm du lịch, cuộc sống của cộng đồng người Lào nơi đây ngày càng khởi sắc.
Media -
Mắn On -
01:07, 30/06/2023 Ngày nay, trong quá trình phát triển và hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở nhiều nơi đang dần mai một. Nhưng ở bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ dân tộc Lào vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm trong mỗi nếp nhà. Nhờ đó mà tinh hoa nghề dệt thổ cẩm của người Lào vẫn còn được lưu giữ, trao truyền.Biên Đông, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ dân tộc Lào vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm trong mỗi nếp nhà. Nhờ đó mà tinh hoa nghề dệt thổ cẩm của người Lào vẫn còn được lưu giữ, trao truyền.
Ngày 14/4, Huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho người Việt gốc Lào tại Trung tâm Du lịch cầu treo, buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Dân tộc Lào ở tỉnh Lai Châu sinh sống tập trung ở 2 xã Bản Bo và Nà Tăm thuộc huyện Tam Đường. Người Lào thường định cư ven các sông, suối, canh tác chính là trồng lúa nước nên quan niệm về nước trong đời sống văn hóa tín ngưỡng với đồng bào vô cùng quan trọng. Một trong các tín ngưỡng đó, phải kể đến Lễ hội Bun Vốc Nặm (té nước, cầu mưa) đã có từ lâu đời, được tổ chức hằng năm, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh.
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Phóng sự -
Minh Thanh -
08:47, 21/04/2022 Gần một thế kỉ trước, những người Lào đã vượt dãy Trường Sơn đến định cư ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Những bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán của vùng đất mới đã từng là trở ngại lớn trên hành trình sinh cơ, lập nghiệp của họ. Nhưng, đó là chuyện đã xa. Hôm nay, một cuộc sống ấm no, đủ đầy đang hiện hữu dưới mái nhà của những người Lào.
Huyện Buôn Đôn là nơi tập trung hơn 220 nhân khẩu là người Việt gốc Lào với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ.