Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đến nay, tỉnh Gia Lai mở được 226 lớp học xóa mù chữ cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, với kinh phí gần 13 tỷ đồng.
Ngày 25/11, 47 học viên từ 15-50 tuổi là đồng bào dân tộc Mông, bản Cột Mốc, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, Sơn La đã bước vào buổi học đầu tiên của lớp học xóa mù chữ. Đây là lớp học do Đồn Biên phòng Chiềng Sơn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) phối hợp tổ chức.
Giáo dục -
Hoàng Anh -
06:40, 19/10/2022 Để giúp bà con dân tộc Mông ở bản Phá Thóng, xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản nhằm hỗ trợ trong việc mua bán, trồng trọt, chăn nuôi và giao tiếp trong cuộc sống…, Đồn Biên phòng Nậm Lạnh (BĐBP tỉnh Sơn La) đã mở lớp xóa mù chữ cho bà con nơi đây. Đây cũng là lớp học xóa mù chữ còn lại duy nhất trên dọc tuyến biên giới Việt –Lào của tỉnh Sơn La.
Ngày 13/10, tại bản Pha Thóng xã Mường Và (Sốp Cộp, Sơn La) UBND huyện Sốp Cộp phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức khai giảng lớp học xóa mù chữ cho 61 học viên dân tộc Mông.
Tờ mờ sáng mang gùi lên nương, đêm đến lại tất tưởi sách, bút tới lớp. Hơn nửa cuộc đời “bán mặt” cho cây ngô, cây lúa, giờ đây nhiều bà con người DTTS ở huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) mới lại bập bẹ học từng chữ cái, âm, vần…
5 giờ sáng, ngoài trời lạnh như cắt, những làn sương trắng bạc giăng khắp bản Phá Thóng, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, Sơn La… Đây cũng là lúc anh Hàng A Thái, dân tộc H’Mông lục đục dậy làm trước một số việc gia đình để 6 giờ tham dự lớp xóa mù chữ nằm trong Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới được triển khai trong 3 năm qua.
Xã hội -
PV -
10:23, 20/03/2023 Lớp học xóa mù chữ ở xã Măng Búk, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được mở với học sinh là các chị, các mẹ người dân tộc Xơ Đăng. Những bàn tay thô ráp chỉ quen việc ruộng rẫy đã nắn nót từng nét chữ.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
10:26, 22/10/2021 Giữa mênh mông núi rừng Đông Bắc, trên những bản làng vùng biên giới, đều đặn trong suốt gần 10 năm nay, các thầy cô giáo đa phần còn rất trẻ đã vượt khó để giữ cho những lớp học luôn sáng đèn vào ban đêm. Những lớp học này đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu giúp đồng bào dân tộc Dao và Sán Chỉ sinh sống tại những bản vùng cao biên giới của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đọc thông viết thạo tiếng phổ thông.