Giao lưu văn hóa là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa, từ đó nảy sinh những nhu cầu mới thúc đẩy văn hóa phát triển. Từ quá trình giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hoá. Đối với những địa phương nơi trình độ dân trí còn kém phát triển, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá có thể có những biến tướng, phát sinh những tệ nạn xã hội, tác động xấu đến giá trị của nền văn hoá bản địa
Tập tục kéo vợ, tảo hôn đã tồn tại bao đời, ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc. Thế nhưng cô bé người Mông Má Thị Di đã dũng cảm đứng lên, kiên quyết chống lại luật tục đó, tự giành lấy hạnh phúc cho chính mình.
Tiết mục “Cướp vợ người H’Mông” đã giúp thí sinh Nguyễn Minh Đức đoạt giải Quán quân dòng nhạc Trẻ tại Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt mùa 2 năm 2022. Tiếc rằng, bên cạnh sự trẻ trung, sôi động, ca khúc “Cướp vợ người H’Mông” đã có nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng dân tộc Mông, đây là những “hạt sạn” không đáng có ở một cuộc thi âm nhạc uy tín. Cộng đồng người Mông mong muốn, Cuộc thi Tài năng âm nhạc Việt mùa 2 năm 2022 cần trả lại đúng nghĩa tục “kéo vợ” của người Mông.
Năm 2024, là năm đầu tiên áp dụng “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”; đồng thời, luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng đã bổ sung các hành vi bị cấm trong các hoạt động tổ chức lễ hội. Đây được kỳ vọng là những chế tài đủ mạnh để không làm biến tướng các phong tục, tập quán của cộng đồng, nhất là đối với các cộng đồng DTTS.