Media -
Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng -
19:00, 09/06/2023 Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Sáo là loại nhạc cụ phổ biến ở nhiều quốc gia, dân tộc, nhưng chắc hẳn khó có loại sáo nào được thổi bằng mũi, chỉ có một lỗ nhưng âm thanh thoát ra nhẹ nhàng với tiết tấu lên xuống luyến láy theo từng âm điệu. Đó là sáo cúc kẹ, hay còn gọi là sáo mũi, là loại nhạc cụ truyền thống dân tộc Phù Lá (tên gọi khác là Xa Phó) tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái).
Hội hoa chuối được người Xa Phó tổ chức tại một gia đình, nhóm gia đình hay cả thôn bản. Ngày hội nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Là người con của dân tộc Phù Lá ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trải qua nhiều vị trí công tác, chị Sùng Phà Sủi (SN 1964) là người luôn tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, giúp người dân trong xã cải thiện cuộc sống.
Tỉnh Lào Cai có 2 dân tộc là Bố Y và Phù Lá thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó, từng bước khôi phục phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của hai dân tộc Bố Y và Phù Lá.
Sáng 26/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá (Xá Phó) tại thôn An Thành, xã Thống Nhất, TP. Lào Cai (Lào Cai).