Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, với đợt phân bổ này, COVAX tiếp tục là bên cung cấp vaccine lớn cho Việt Nam với tổng số 14 triệu liều đã được chuyển đến Việt Nam; trong khi Hoa Kỳ là nhà tài trợ hàng đầu cho Chương trình COVAX, đồng thời cũng là quốc gia cung cấp vaccine phòng COVID-19 lớn nhất cho Việt Nam, với 7,5 triệu liều.
Điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc Chương trình COVAX đề nghị Việt Nam tăng cường trao đổi các bài học, kinh nghiệm tốt trong tiêm chủng để nhiều nước có thể tham khảo, học tập.
Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX đánh giá cao việc Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng rất thông minh, khoa học, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch. Trước đề nghị của Thủ tướng, đại diện COVAX cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới, cố gắng hết sức thực hiện các cam kết với Việt Nam.
Khoảng 100 triệu liều vaccine mới đã điều chỉnh để chống lại các biến thể mới với giá thấp nhất có thể sẽ được cung cấp tới người dân thông qua cơ chế COVAX bắt đầu từ năm 2023, trong một nỗ lực phòng chống dịch COVID-19.
Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 do Chính phủ Đức viện trợ cho Việt Nam.
Đan Mạch sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19 đồng thời sẽ tích cực xem xét hỗ trợ Việt Nam về vaccine qua cơ chế COVAX và kênh song phương.
Lô vaccine này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam.
Sáng 1-4, 811.200 liều vắc xin phòng Covid-19 của chương trình Covax Facility thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là lô vắc xin đầu tiên trong cam kết hỗ trợ của chương trình Covax Facility cho Việt Nam cùng với 92 quốc gia trên toàn thế giới.