Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

VCK U23 châu Á 2018: Những dấu ấn thú vị

PV - 10:54, 25/01/2018

Khởi tranh từ ngày 9/1, sau 34 trận đấu, đến nay, VCK U23 châu Á 2018 chỉ còn 2 trận đấu, trận tranh giải Ba và trận chung kết. Trong những trận đấu đã qua, giải bóng đá trẻ châu Á có nhiều điều thú vị.

Các cầu thủ Việt Nam ăn mừng chiến thắng. Ảnh: AFC.com Các cầu thủ Việt Nam ăn mừng chiến thắng. Ảnh: AFC.com

 

Trước hết phải kể đến dấu ấn “những lần đầu tiên” của ĐT U23 Việt Nam (bảng D).

Các cầu thủ Việt Nam tham dự VCK 2018 với tư cách 1 trong 6 đội nhì bảng xuất sắc nhất. Ở vòng bảng, U23 Việt Nam nằm ở bảng “tử thần” khi có mặt Hàn Quốc (đương kim Á quân), Australia và Syria. Những tưởng chỉ là “đội bóng lót đường” nhưng ĐT U23 Việt Nam đã lần đầu tiên lọt vào tứ kết sau trận thắng Australia (1-0) và trận hòa Syria (0-0).

Gặp U23 Iraq (đội nhất bảng C), U23 Việt Nam đã chơi một trận kiên cường sau 120 phút (2 hiệp chính, 2 hiệp phụ) và sút luân lưu 11 m rồi giành chiến thắng. Đây cũng là trận đấu đầu tiên ở vòng loại trực tiếp phải thi đấu 2 hiệp chính, 2 hiệp phụ và sút luân lưu 11 m.

Vào bán kết, gặp ĐT U23 Qatar (đội toàn thắng vòng bảng, thắng Palestine ở tứ kết), các cầu thủ Việt Nam tiếp tục giành chiến thắng sau loạt sút 11 m cân não, giống trận tứ kết.

Dấu ấn nữa cũng phải kể đến là U23 Việt Nam đã vượt qua 3 đội bóng Tây Á, trong đó “loại khéo Syria” ở vòng bảng bằng trận hòa 0-0; trực tiếp loại Iraq, Qatar.

Một trong những cầu thủ gây ấn tượng nhất của U23 Việt Nam là thủ môn Bùi Tiến Dũng, (thi đấu cho FLC Thanh Hóa). Trong 2 trận phải thi đấu sút luân lưu 11 m, Tiến Dũng phá được 3 quả sút của đội bạn.

Trận gặp Iraq, cú sút của đội trưởng U23 Iraq bị Tiến Dũng bắt gọn. Còn ở trận bán kết với Qatar, trong 2 “nạn nhân” của cầu thủ người xứ Thanh này có 1 người là đội trưởng. Trước đó, anh cũng chiến thắng đối thủ trên chấm 11 m trong trận đấu với U23 Hàn Quốc. Lối chơi của Tiến Dũng góp phần quan trọng trong hành trình đến trận chung kết của U23 Việt Nam.

Các cầu thủ Uzbekistan sau trận bán kết. Ảnh: AFC.com Các cầu thủ Uzbekistan sau trận bán kết. Ảnh: AFC.com

 

Ấn tượng thứ 2 là ĐT U23 Uzbekistan (bảng A), đối thủ của U23 Việt Nam ở trận chung kết.

Uzbekistan ngay từ đầu đã được đánh giá là một trong những ứng viên vô địch do có lối chơi hiện đại chẳng khác các đội bóng châu Âu.

Thua Qatar trận ra quân (0-1), đội bóng Trung Á này thắng liền 2 trận (chủ nhà Trung Quốc, Oman), vào bán kết loại tiếp đương kim vô địch Nhật Bản (4-0). Sau đó, ở trận bán kết, Uzbekistan lại loại Hàn Quốc (đương kim Á quân) với tỷ số 4-1 sau 120 phút.

Điều rất thú vị là đội thắng Uzbekistan trận ra quân (U23 Qatar) đã bị U23 Việt Nam loại ở bán kết, còn đội thắng Việt Nam trận ra quân (U23 Hàn Quốc) lại bị Uzbekistan loại ở bán kết.

Điều thú vị thứ 3 là vòng bán kết chỉ có các đội bảng A (Qatar, Uzbekistan) và bảng D (Việt Nam, Hàn Quốc) góp mặt.Đến thời điểm này, cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất là tiền đạo Ali Zainalabiddin Abdulla của U23 Qatar với 6 bàn thắng. Trong khi đó, tiền vệ Nguyễn Quang Hải của U23 Việt Nam đã ghi được 4 bàn thắng.
Cổ động viên Việt Nam trên khán đài xem U23 thi đấu đã gây ấn tượng đặc biệt. Cổ động viên Việt Nam trên khán đài xem U23 thi đấu đã gây ấn tượng đặc biệt.

 

Một dấu ấn nữa là dành cho cổ động viên Việt Nam. Trong khi các trận đấu VCK từ khởi tranh đến nay rất ít người đến sân theo dõi dù đây là giải đấu châu lục, trừ 3 trận có chủ nhà Trung Quốc thi đấu, trận đông khán giả nhất được AFC ghi nhận là trận U23 Việt Nam-U23 Iraq với khoảng 1.000 người, trong đó, riêng cổ động viên Việt Nam chiếm một nửa.

Khán giả ít đến sân có nhiều lý do, có thể là trời khá lạnh (thường dưới 10 độ C), là giải trẻ, có thể là do người dân nước chủ nhà ít quan tâm bóng đá, cũng có thể là đội chủ nhà bị loại từ vòng bảng… Chính vì thế, cách cổ vũ của các cổ động viên Việt Nam đã khiến báo chí quốc tế đặc biệt cảm phục.

Về điều này, tờ “Phương Đông” của Trung Quốc nhận định "không có nhiều CĐV nước ngoài đến theo dõi các trận đấu, trừ những trận có mặt Việt Nam".

Tờ báo này mô tả trận tứ kết Việt Nam gặp Iraq (chiều 20/1) " hơn 500 người hâm mộ Việt Nam đã làm huyên náo sân Thường Thục. Với trống, cờ và sự cuồng nhiệt, họ đã giải tỏa được sự căng thẳng (vì ít khán giả đến xem) cho Liên đoàn Bóng đá châu Á-AFC".

Sau trận chung kết bắt đầu từ 15h ngày thứ Bảy 27/1, bóng đá U23 châu Á sẽ có nhà vô địch mới.

Theo Chính phủ

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.