Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

U23 Việt Nam dự SEA Games 31: Cột cờ và bó đũa

PV - 09:37, 04/04/2022

Ngày 7/4, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ hội quân để nhận trọng trách bảo vệ tấm HCV SEA Games 31 vào tháng 5.

Ông Park đang “so bó đũa” ở đội U23 VN để có được bộ khung tối ưu. Ảnh: VFF
Ông Park đang “so bó đũa” ở đội U23 VN để có được bộ khung tối ưu. Ảnh: VFF

Có thể thấy, chinh phục tấm HCV SEA Games sau 60 năm chờ đợi đã khó, để giữ được thành quả đó không hề đơn giản. Sân nhà được xem như lợi thế lớn nhất, nhưng những hụt hẫng thế hệ kế cận cũng đủ để ông Park đau đầu.

Nhìn vào thể hiện của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022 vừa rồi sẽ rõ. Cho dù đã giành được tấm vé vào VCK, nhưng lứa U23 “phiên bản mới” không có được nhiều tố chất đặc biệt. Đợt hội quân cho chiến dịch “săn vàng” SEA Games 31 hôm nay, trong tay ông Park đang có thêm những phương án chọn lựa nhân sự.

Ở đó bao gồm những con người đã giành vé dự VCK U23 châu Á 2022, cũng như nhiều nhân tố vừa “chào sân” với ngôi vô địch giải U23 Đông Nam Á 2022 cách đây chưa lâu. Vậy nên, với thành tích đội U23 Việt Nam (thực chất là lứa U21) có được tại giải đấu Đông Nam Á vừa rồi đủ khiến ông Park khấp khởi. HLV này hiểu rằng những thể hiện tươi tắn từ đội U23 Việt Nam với ngôi vô địch vừa rồi như làn gió mới mát lành.

Câu chuyện hụt hẫng tính kế cận đã được nói rất nhiều lâu nay. Tuy nhiên, cũng phải chấp nhận thực tế này, bởi không phải lúc nào bóng đá trẻ cũng cho ra được các lứa cầu thủ “đều như gieo”. Vậy nên, vấn đề mấu chốt lúc này, ông Park sẽ cùng học trò cần nhanh chóng hoàn thiện mình trong thời gian còn lại. Nâng tầm những người đang có, tìm thêm được nhân tố chất lượng để khỏa lấp, bù đắp vào những lỗ hổng, thiếu hụt hiện nay.

Thực tế, từ năm 2020, ông Park đã bắt tay vào công việc chuẩn bị cho lứa kế cận này. Hơn 2 năm qua, ông Park đã xới tung dư địa bóng đá nước nhà để “tổng động viên” nguồn lực trong độ tuổi cho mục đích “đãi cát tìm vàng”. Kể từ lần tập trung lần đầu từ tháng 7/2020 đến nay, ông Park đã cho gọi trên 50 cái tên trong độ tuổi 1999 - 2001 để đánh giá năng lực. Cái đích không gì khác hơn nhằm tìm ra được những nhân tố ứng ý nhất cho mục tiêu bảo vệ tấm HCV SEA Games 31.

Việc tập trung quân số theo kiểu “cuốn chiếu” trải dài ra nhiều đợt để chuẩn bị cho giải đấu cụ thể vẫn hay được ông Park thực hiện. Nhìn lại quá trình chuẩn bị cho SEA Games 30 hay VCK U23 châu Á 2020 cũng thế, khi có trên dưới 70 cầu thủ được gọi lên ở 9 đợt kiểm tra suốt 10 tháng trong năm 2019. Khi không có được những nhân tố đặc biệt, ông Park luôn có những tính toán dài hơi với tiêu chí cài cắm, đan xen và gối đầu các lứa cầu thủ với nhau. Cũng từ đó, sẽ thấy, sau lứa Văn Hậu, Quang Hải, cầu thủ trẻ của bóng đá nước nhà “đa” về lượng nhưng chưa được “tinh” về chất, để có thể thay thế xứng tầm đàn anh một cách vừa vặn nhất.

Dễ nhận ra, đội hình U23 Việt Nam hiện tại không có nhiều ngôi sao nổi bật. Nhưng đổi lại, điểm nhấn lớn nhất nằm ở lối chơi tập thể đồng đều, giàu khát vọng, luôn không ngừng nỗ lực. Thời gian qua, rất nhiều cầu thủ U23 đã được đôn lên ĐTQG để tích lũy. Đấy chính là hành trang để những Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Hai Long, Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Văn Xuân, Nguyễn Thanh Bình, Lý Công Hoàng Anh trở thành chỗ dựa cho các đồng đội khi trở về U23 Việt Nam.

U23 Việt Nam “phiên bản” mới không có những nhân tố đặc biệt, nhưng trong tay ông Park cũng chưa hẳn thiếu đi những cái tên được kỳ vọng. Bên cạnh những gương mặt thường xuyên được góp mặt ở ĐTQG, đội hình U23 Việt Nam vẫn còn đó những niềm hy vọng đáng chú ý khác như Nguyễn Hữu Thắng, Trần Văn Đạt, Lê Xuân Tú, Mai Xuân Quyết hay Hồ Thanh Minh. Những trận thực chiến tại vòng loại U23 châu Á 2023 hay giải Dubai Cup 2022 giúp họ cứng cáp, trưởng thành nhiều.

3 cầu thủ nào trên tuổi sẽ được bổ sung để “dìu” đàn em lấy Vàng SEA Games 31? Rất nhiều chờ đợi ngày ông Park công bố điều này. Theo nhìn nhận của giới chuyên thì Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Quang Hải cùng Nguyễn Tiến Linh sẽ được ông Park điền tên. Nếu đúng như thế, cũng dễ hiểu bởi thiếu người cầm chịch, không tạo ra đột biến và thiếu đi hiệu quả trong khâu ghi bàn được xem như điểm yếu của đội U23 Việt Nam.

Năng lực của Đỗ Hùng Dũng đã được chứng minh. Vai trò, những đóng góp của Dũng “Chíp” trong việc có được tấm HCV SEA Games 30 - 2019 không cần bàn cãi. Khi thiếu người cầm chịch, tổ chức tấn công, hẳn nhiên Đỗ Hùng Dũng đủ phẩm chất để nhận lấy trọng trách này.

Khi U23 Việt Nam thiếu đi tính đột biến, không có nhiều sáng tạo trong lối chơi, rất cần những phẩm chất đặc biệt của Quang Hải. Cùng với đó, cả những khoảnh khắc thăng hoa khi Quang Hải ra chân từ những cú sút xa hay đứng trước chấm đá phạt. Ngoài ra, hàng công cũng cần một tiền đạo có kinh nghiệm, nhạy bén với cầu môn đối phương. Nguyễn Tiến Linh có thể xem là giải pháp hợp lý.

Ông Park đang “so bó đũa, chọn cột cờ”. Cùng chờ diện mạo mới của U23 Việt Nam cho chiến dịch lấy “Vàng” SEA Games 31.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 15 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 16 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 16 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.