“Chư Tan Kra mây trắng”, trường ca mới nhất của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, là những vần thơ đầy cảm xúc dành cho những người cựu chiến binh vẫn không mòn bước chân đi tìm hài cốt đồng đội sau hơn nửa thế kỷ.
Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
17:17, 27/07/2024 Từng sát cánh cùng đồng đội chiến đấu, ông Nguyễn Đăng Khoa (60 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã nhiều lần chứng kiến đồng đội của mình ngã xuống để bảo vệ quê hương, đất nước. Ngày trở về, ông vẫn đau đáu trong lòng về việc tìm kiếm những liệt sĩ còn nằm lại nơi chiến trường xưa. Hơn 22 năm qua, ông vẫn miệt mài đi khắp nơi không quản nắng mưa, góp sức cùng các ngành chức năng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Về hưu với quân hàm Đại tá, ông Trần Trường Huấn, sinh năm 1953, ở Hà Nội vẫn luôn canh cánh về những đồng đội đã hy sinh. Vì vậy, từ khi nghỉ hưu (năm 2009) đến nay, ông miệt mài với hành trình đi tìm hài cốt đồng đội.
Trở về từ cuộc chiến, bản thân là thương binh 3/4 nhưng Cựu chiến binh Dương Mạnh Việt, dân tộc Thái ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn đau đáu một nỗi niềm, bởi đồng đội vẫn còn nằm lại nơi chiến trường xưa. Vậy là, ông lại “khoác ba lô” đi tìm và đưa họ về với đất mẹ, nơi quê hương bản quán. Ông Dương Mạnh Việt đã cung cấp bản đồ để cơ quan chức năng quy tập hơn 2.000 liệt sĩ. Bản thân ông đã tự túc kinh phí trải qua mọi khó khăn nguy hiểm vượt trên 30.000 km để quy tập được hài cốt gần 170 liệt sĩ hy sinh trên nước bạn Lào, Tây Nguyên về quê hương.