Di tích quốc gia Tháp Bánh Ít, là công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Bình Định. Năm 1982, công trình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Thời gian qua, công trình đang được trùng tu, tôn tạo, tuy nhiên rất nhiều nhà chuyên môn, người dân bức xúc với tình trạng đơn vị thi công đào bới, san gạt xâm hại đến di tích...
Sông Đắk Bla dài 139km, chảy từ Đông sang Tây, nên được gọi là “dòng sông chảy ngược”. Sông nhỏ và ngắn, lưu vực chỉ nằm gọn trong địa phận tỉnh Kon Tum, nhưng lượng phù sa do dòng sông bồi đắp qua hàng ngàn năm đã hình thành nên thung lũng Kon Tum, biến trung tâm thành phố này thành vùng cát trắng độc nhất giữa miền Tây Nguyên đất đỏ bazan. Tuy nhiên, con sông này đang đứng trước nguy cơ bị chặn dòng để làm thủy điện. Nếu dự này triển khai, thì những huyền tích, gắn với dòng sông này sẽ bị xóa sổ, nên người dân địa phương đang rất bất bình.
Tại tỉnh Gia Lai, tình trạng xây dựng lò, đốt than củi không đúng quy định liên tục diễn ra. Dù được chính quyền kiểm tra, nhưng tại nhiều địa phương, các lò than mới vẫn ngang nhiên mọc lên. Môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân sống gần khu vực có lò than.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài, do Ban quản lý Dự án Giao thông (QLDAGT) tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 2019, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa tiến hành thi công. Việc chậm trễ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực dự án...
Được triển khai thực hiện từ tháng 11/2020, chương trình “Tuyên truyền 10 phút” của Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng sâu vùng xa.
Dù mới đưa vào sử dụng vài năm, nhưng những ngôi nhà sàn, cùng một số hạng mục được phục dựng thuộc Dự án Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuống cấp nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến không gian sinh hoạt văn hóa của người dân, cũng như mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, người dân khu vực xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) liên tục phản ánh về việc Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang có dấu hiệu khai thác trái phép khối lượng lớn tài nguyên cát, sỏi trên sông Lô, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân nơi đây.
67 hộ dân phường Ninh Dương, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) sau 3 năm chờ đợi, nhiều lần kiến nghị, khiếu nại đến các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành liên quan đến việc bố trí tái định cư để bàn giao mặt bằng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, giờ đây các hộ đã có chỗ ở mới. Nụ cười và niềm vui đã hiện trên khuôn mặt những người dân.
Theo đơn thư phản ánh của gia đình bà Lê Thị Trâm Oanh và Dương Thị Hồng Thủy trực tiếp gửi đến Báo Dân tộc và Phát triển. Hai gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở lâu dài, tự xây dựng từ 6/9/2001. Tuy nhiên, suốt hơn 20 năm qua, nhiều lần gia đình xin xây dựng, nhưng đều bị Chính quyền địa phương từ chối. Để rồi mới đây, dù Quy hoạch khu vực này chưa bị tỉnh Quảng Ninh xóa bỏ, nhưng “bỗng nhiên” UBND TP. Hạ Long ra quyết định thu hồi, với lý do đất “không người quản lý, không có công trình và không có hoa màu”.
Hàng trăm hộ dân ở huyện Quế Phong (Nghệ An) đã nhường đất để xây dựng Dự án thủy điện Hủa Na, thế nhưng sau 10 năm họ vẫn chưa được đền bù. Lý do là các bên liên quan vẫn đang tranh cãi về phương án bồi thường.
Ngày 9/11/2021, báo Điện tử Dân tộc và Phát triển đã đăng bài viết “Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông tích nước gây ngập úng - Người dân bức xúc” phản ánh về việc Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông dâng nước gây ngập, sạt lở đất sản xuất của người dân. Câu chuyện chưa có hồi kết khi mà việc đền bù những thiệt hại chưa được giải quyết, thì trong những ngày vừa qua, rất nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn Phố Ràng, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) tiếp tục phải sống trong lo sợ, khi Nhà máy Thủy điện Phúc Long tích nước gây sạt lở bờ sông, nứt nhiều ngôi nhà của người dân sống trên địa bàn.
Chợ Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được xây dựng khang trang, sạch đẹp theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, tiểu thương vẫn chưa được vào chợ để mua bán vì nhiều lý do. Chợ cũ thì xuống cấp nghiêm trọng, tiểu thương tràn ra đường để buôn bán, gây ách tắc giao thông, làm mất mỹ quan đô thị...
Đó là câu hỏi mà hàng chục hộ dân thường trú tại đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội và dư luận đang rất quan tâm. Trước đó, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Quận Cầu Giấy - Ai vẽ “đường cong mềm mại” từ Trung Yên 6 ra Nguyễn Khang?”, bài báo được bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn. Tiếp theo, là rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông, kể cả Đài Truyền hình Việt Nam đã vào cuộc phản ánh, nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Mặc dù đã đi vào hoạt động hơn 8 năm, nhưng đến nay công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Thủy điện Đăk Đring trên địa bàn xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Thiếu đất sản xuất, đời sống của những hộ dân rất khó khăn.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết phản ánh: “Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Đồi cò nguy cơ biến mất trước nạn khai thác đất trộm”, lãnh đạo huyện Ngọc Lặc đã nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin và chỉ đạo chính quyền xã xử lý sự việc theo quy định của pháp luật.
Báo Dân tộc và Phát triển nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc những ngày gần đây tình trạng khai thác đất trộm ở thôn Thọ Liên, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc khiến hàng ngàn con cò sợ hãi không dám quay về trú ngụ tại đồi cò.
Ngày 4/12/2021, Báo điện tử Dân tộc và Phát triển đăng tải bài viết: "Phòng khám đa khoa Đức Trí: Bị thu hồi giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động". Sau khi báo đăng tải, chúng tôi đã nhận được phản hồi từ Phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm. Theo đó, đơn vị này đã vào cuộc kiểm tra, nhưng không tiến hành xử phạt.
Kể từ khi người dân phường Ninh Dương, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) tình nguyện bàn giao nhà, đất để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) xây dựng Dự án đường cao tốc “Vân Đồn - Móng Cái” (dự án) cuối năm 2018. Đến nay, sau gần 3 năm bàn giao đất, hàng chục hộ dân vẫn phải sống trong cảnh nhà tạm, thiếu nước sinh hoạt vì chờ đợi… “lời hứa” có được cuộc sống ổn định từ chính quyền địa phương.
Trong đơn thư gửi cơ quan báo chí, ông Lê Văn Quyền, sinh năm 1955, trú tại khu Đông, phường Phù Khê, TP. Từ Sơn (Bắc Ninh) tố giác: Cán bộ khu Đông, phường Phù Khê, TP. Từ Sơn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thu khoảng 32 tỷ đồng bán đất; và lãnh đạo phường Phù Khê thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau bài viết “Tiên Yên (Quảng Ninh): Người dân đua nhau bán đất rừng qua phòng công chứng” được báo Dân tộc và Phát triển đăng tải ngày 24/10/2021, bài viết được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đưa vào nội dung trong Hội nghị giao ban báo chí ngày 9/11/2021. Dù đã có ý kiến của Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, đồng thời nhiều lần phóng viên liên hệ làm việc, nhưng đến nay huyện Tiên Yên vẫn tiếp tục “im lặng” ...