Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

"Mang Tiền Về Cho Mẹ" của Đen lấy nước mắt những người con xa xứ

PV - 20:40, 30/12/2021

Tối ngày 29/12, Đen đã chính thức phát hành sản phẩm âm nhạc "Mang Tiền Về Cho Mẹ" kết hợp cùng nữ ca sĩ Nguyên Thảo.

Đen Vâu trong MV mới nhất
Đen Vâu trong MV mới nhất

Trong MV mới, Đen dành tặng người hâm mộ sáng tác mới lấy chủ đề tình mẫu tử đầy ý nghĩa và gần gũi trong cuộc sống đời thường. Phần MV được thực hiện bởi người cộng sự quen thuộc trong nhiều dự án nghệ thuật của Đen từ trước tới nay - đạo diễn Thành Đồng. Lần đầu tiên, Đen tự đảm nhận tới 5 hình tượng nhân vật khác nhau trong một MV mang đậm màu sắc Việt Nam.

Ca khúc "Mang Tiền Về Cho Mẹ" được Đen sáng tác trong 4 năm, nhưng suốt 3 năm đầu nam rapper chỉ có tựa đề và những câu rap rời rạc. Tới năm 2021, Đen mới thực sự tìm được cảm hứng để hoàn thành sáng tác, thuyết phục ca sĩ Nguyên Thảo cùng nhanh chóng bước vào phòng thu để làm nên dự án ý nghĩa về mẹ. Là một giọng ca trữ tình được nhiều khán giả yêu mến, Nguyên Thảo đã "ở ẩn" trong một thời gian khá dài trước khi nhận lời kết hợp với Đen trong "Mang Tiền Về Cho Mẹ".

Đen đã "dụ" được Nguyên Thảo kết hợp với anh trong MV mới
Đen đã "dụ" được Nguyên Thảo kết hợp với anh trong MV mới

Giống như các sáng tác trước đây, "Mang Tiền Về Cho Mẹ" đậm chất Đen với phần giai điệu bắt tai được thể hiện bởi một giọng nữ du dương, đến lời rap chân thật qua lối chơi chữ vần điệu. "Tiền vệ", "tiền lệ", "tiền đề", "tiền tệ" - phép đồng âm Đen sử dụng trong 4 câu rap nhiều tầng ý nghĩa: Đưa tiền cho mẹ, mẹ là "tiền vệ". Đừng làm điều xấu, sẽ thành "tiền lệ". Lao động hăng say, hơn cả "tiền đề". Cầm về tiền tốt, đừng có cầm về "tiền tệ".

Thông qua sáng tác lần này, Đen muốn gửi gắm đến những người trẻ một thông điệp: Những đứa con khi ra đời, hãy cố gắng kiếm tiền một cách lương thiện, sống tốt cho mẹ yên lòng.

"Câu chuyện mưu sinh kiếm tiền vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Đôi khi mình mải kiếm tiền ngoài đời mà lơ là với gia đình, hãy dành thời gian cho gia đình. Nếu các bạn trẻ đang chơi vơi, không biết mục đích sống và làm việc của mình là gì, hãy coi "Mang Tiền Về Cho Mẹ" là một mục đích nhỏ - làm để mang tiền về cho mẹ, sống để mang tiền về cho mẹ, những đồng tiền lương thiện thể hiện sự tự lập của mình để bố mẹ an tâm" - Đen Vâu nói.

"Mang Tiền Về Cho Mẹ" của Đen lấy nước mắt những người con xa xứ 2

Đen chia sẻ, điểm thú vị của "Mang Tiền Về Cho Mẹ" chính là tính thông điệp và hy vọng mọi người - không phân biệt người trẻ, người lớn sẽ đón nhận, lan tỏa thông điệp này.

"Trước giờ nhạc rap toàn người trẻ nghe, thậm chí ba mẹ còn cấm đoán, nhưng biết đâu ca khúc này lại khiến những bà mẹ Việt Nam muốn con mình nghe nhiều hơn. Tôi muốn thể hiện những góc nhìn tích cực nhưng vẫn đời, bụi bặm và mang tinh thần thanh niên, thời đại qua bản rap".

Lần đầu kết hợp cùng Nguyên Thảo, Đen đã rất khó khăn để mời được nữ ca sĩ tham gia dự án này: "Ngày đầu đi thu âm, không có chị Thảo tham gia cùng. Tôi còn phải năn nỉ chị ơi, cho em xin chị 2 tiếng thôi. Nhưng sau buổi đi thu âm thử, chị Thảo thích quá và còn gọi cho phòng thu nói mai sẽ đi thu lại để hát hay hơn. Qua cách nói chuyện, tôi cảm nhận được chị ấy rất thích hát, nên tôi hy vọng dự án của mình cũng trở thành niềm động lực nhỏ để chị tìm lại niềm yêu thích âm nhạc".

"Mang Tiền Về Cho Mẹ" của Đen lấy nước mắt những người con xa xứ 3

Đặc biệt, ở phần cuối của ca khúc, khán giả sẽ bất ngờ bởi tiếng à ơi đầy du dương - vừa gợi nhắc tới những bài hát ru truyền thống, vừa đem tới màu sắc mới mẻ chưa từng có cho một bản rap.

"Khi tôi nghe tiếng à ơi trong những ca khúc của cô Thu Hiền cùng những nghệ sĩ gạo cội khác, tôi rất xúc động. Tiếng à ơi rất khó thể hiện trong ca khúc này, nhưng thật may vì chị Nguyên Thảo vừa là một người mẹ, vừa là một giọng ca dày dặn kinh nghiệm. Tiếng à ơi trong "Mang Tiền Về Cho Mẹ" có sức trẻ, tinh thần năng động, hiện đại của một người mẹ ở thời kỳ này" - Đen chia sẻ.

MV "Mang Tiền Về Cho Mẹ" do đạo diễn Thành Đồng thực hiện. Là người cộng sự đồng hành cùng Đen trong nhiều dự án trước đây, đạo diễn Thành Đồng mang tới những thước phim đậm chất đời - chân thật ở từng cảnh quay, gần gũi với đời sống của người Việt và thể hiện một Đen thân thuộc nhất. Khác hoàn toàn với những MV tối giản - chỉ có một cảnh và tập trung đứng rap từng làm nên xu hướng như Trời hôm nay nhiều mây cực!, Hai Triệu Năm…, Đen hóa thân đến 5 hình tượng nhân vật trong MV "Mang Tiền Về Cho Mẹ".

MV "Mang Tiền Về Cho Mẹ" tập trung mô tả văn hóa sống và lao động của phần lớn người Việt. Xen kẽ với hình ảnh cuộc sống bình yên, giản dị của cha mẹ ở quê nhà, xuyên suốt MV "Mang Tiền Về Cho Mẹ", Đen thể hiện hình ảnh của những đứa con bận rộn mưu sinh bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau. Từ giáo viên, ngư dân lênh đênh trên biển, công nhân làm việc ở xưởng cơ khí đến giáo viên và cả rapper - nghề nghiệp thực sự ngoài đời của Đen, đều xuất hiện trong MV này. Đặc biệt, mọi bối cảnh của MV đều không phục dựng mà là bối cảnh thật, đòi hỏi Đen phải trực tiếp hòa vào đời sống thật.

"Mang Tiền Về Cho Mẹ" của Đen lấy nước mắt những người con xa xứ 4

"Cả một chợ cá tấp nập, con tàu trong ngày sóng to, lớp học đều rất thật vì anh Thành Đồng không muốn "dựng và diễn" quá nhiều. Tôi không chỉ là một diễn viên trong khung cảnh đó được mà phải làm thật. Thật may khi nghề nghiệp trong MV lại đúng với những gì Đen từng làm trước kia. Cảnh con tàu gợi cho tôi rất nhiều, vì tôi đã từng lênh đênh trên biển và làm công việc như thế. Tôi diễn xuất không giỏi, nhưng anh Thành Đồng hiểu Đen và đặt Đen vào đúng khung cảnh thân thuộc nhất" - Đen chia sẻ.

Thưởng thức MV "Mang Tiền Về Cho Mẹ", khán giả sẽ cảm nhận được nhịp sống đời thường và không khí lao động của người Việt Nam. Ngay cả khung cảnh quê nhà nơi cha mẹ đang sinh sống trong MV, cũng là hình ảnh làng quê bình yên với mái ngói, vườn rau, sân đình, tập dưỡng sinh, múa lân… Dù ở vị trí công việc nào, làm công việc nào thì hãy trân trọng từng phút giây được lao động chân chính và không quên nhớ đến người thân giữa hành trình vất vả mưu sinh. Đây chính là điều Đen muốn gửi gắm trong MV mới của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.