Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Khai mạc Giải đua xe ô-tô địa hình “Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023”

PV - 18:46, 13/08/2023

Ngày 13/8, tại quảng trường huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khai mạc Giải đua xe ô-tô địa hình “Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023”.

Văn nghệ chào mừng Lễ khai mạc Giải đua xe ô-tô địa hình “Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023”
Văn nghệ chào mừng Lễ khai mạc Giải đua xe ô-tô địa hình “Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023”

Giải đua do Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND huyện Buôn Đôn, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Rubi Đại Ngàn, Công ty Cổ phần tập đoàn Kỷ Nguyên, Công ty TNHH Một thành viên sản xuất và thương mại Minh Giang tổ chức. Giải đua do Công ty Thương mại lốp SaiLun Việt Nam là nhà tài trợ kim cương.

Dự lễ khai mạc có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung, cùng các vị lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo huyện Buôn Đôn và đại diện các đơn vị tổ chức, nhà tài trợ cùng toàn thể các vận động viên, tổ trọng tài.

Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa phát biểu khai mạc giải đua
Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa phát biểu khai mạc giải đua

Theo Ban Tổ chức giải, “Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023” là giải đua xe vượt địa hình dành cho cộng đồng người yêu thích môn thể thao ô-tô địa hình tại Việt Nam và quốc tế. Đây là giải đua chuyên nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 80 đội đua đến từ trong nước và 5 đội nước ngoài gồm: Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Australia, Ukraine.

Ở Việt Nam, giải đua quy tụ những đội đua xe địa hình mạnh đến từ khắp các khu vực như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Lạng Sơn...

Giải đua được phân thành 3 hạng bao gồm: Hạng nguyên bản, hạng nâng cấp và hạng chuyên nghiệp. Đặc biệt, đường đua được thiết kế bởi hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế đường đua đến từ Australia và Malaysia, bảo đảm mang đến sự hấp dẫn và đầy kịch tính cho các vận động viên khi tham gia.

Phát biểu khai mạc giải đua, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Phạm Trung Nghĩa cho biết, Buôn Đôn là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch nhưng ở đây đất đai cằn cỗi, địa hình hiểm trở, khó khăn cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đơn thuần. Du lịch Buôn Đôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có, lượng khách quốc tế và lượng khách lưu trú đến với Buôn Đôn còn thấp; hoạt động du lịch tại địa phương còn hạn chế.

Đông đảo đại biểu và người hâm mộ đua xe ô-tô địa hình đến dự lễ khai mạc
Đông đảo đại biểu và người hâm mộ đua xe ô-tô địa hình đến dự lễ khai mạc

Chính vì vậy, giải đua xe ô-tô địa hình được lựa chọn tổ chức tại Buôn Đôn nhằm biến những khó khăn của vùng đất này thành lợi thế, góp phần quảng bá du lịch ở Buôn Đôn cũng như đẩy mạnh và phát triển nền công nghiệp không khói của tỉnh Đắk Lắk, giải quyết công ăn việc làm, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người đến với du khách trong nước và quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến với Buôn Đôn nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Ông Phan Đức, Chủ tịch Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Rubi Đại Ngàn chia sẻ: "Bản thân tôi xuất phát là những tay đua địa hình, khi thấy Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có trường đua chuyên nghiệp, chính thức và được các sở, ngành liên quan công nhận, tôi rất mong muốn miền Trung - Tây Nguyên cũng có giải đua chính thức để tạo phong trào đua xe đồng đều trên cả nước. Bên cạnh đó, thông qua sự lan tỏa của giải đua, Công ty Rubi Đại Ngàn mong muốn góp phần quảng bá, phát triển du lịch địa phương, đặc biệt là huyện Buôn Đôn, bởi kể từ sau khi hình thức du lịch cưỡi voi không còn hoạt động thì ngành Du lịch cũng bị ảnh hưởng ít nhiều".

Xe đua của các đội đua diễu hành qua khán đài tiến ra trường đua
Xe đua của các đội đua diễu hành qua khán đài tiến ra trường đua

Việc tận dụng những lợi thế về địa hình hiểm trở để làm đường đua, giải đua cũng khuyến khích người dùng xe địa hình tham gia vào các hoạt động xã hội, cứu hộ, từ thiện ở các vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn. Giải đua không chỉ hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đột phá và kịch tính cho những người đam mê tốc độ mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch, thể thao và cộng đồng ở miền Trung - Tây Nguyên.

Sau Lễ khai mạc, các đội đua chính thức bước vào cuộc tranh tài đầu tiên ở bãi đua gần Quảng trường huyện Buôn Đôn. Ngày 14 và 15/8 các vận động viên sẽ tham gia thi đấu trong rừng. Buổi sáng 16/8, các đội sẽ đua chặng Rally và đi bài Twilight vào ban đêm. Đến chiều 17/8, tất cả các bài đua của các hạng sẽ kết thúc. Lễ bế mạc và trao giải cho các vận động viên sẽ diễn ra trong buổi tối cùng ngày.

Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023 hứa hẹn sẽ mang tới những trải nghiệm khó quên cùng những thử thách đầy kịch tính cho các tay đua. Thông qua giải đua này, Ban tổ chức giải sẽ lựa chọn ra các vận động viên đạt thành tích cao để bồi dưỡng sẵn sàng cho các giải đấu trong khu vực và quốc tế. Từ đó gây dựng phong trào thể thao ô-tô địa hình lành mạnh ở trong nước, có thể hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

Đội đua của Australia diễu hành qua khán đài tiến ra trường đua
Đội đua của Australia diễu hành qua khán đài tiến ra trường đua

Đây là cơ hội giúp trao đổi và nâng cao hiểu biết kỹ thuật lái xe an toàn cho cộng đồng người sử dụng xe địa hình nói riêng và người đi xe hơi nói chung. Đặc biệt hơn, đây cũng chính là dịp để đánh thức tiềm năng du lịch của vùng đất Buôn Đôn, tận dụng những lợi thế về địa hình hiểm trở để tổ chức giải.

Bên cạnh các hoạt động chính của giải đua, Thử thách vượt đại ngàn Buôn Đôn - SaiLun Cup 2023 còn diễn ra Lễ hội cắm trại Việt Nam - Vietnam Camping Festival. CampFest mùa 7 năm nay đã thu hút đông đảo các Camper với nhiều loại hình xe lều nóc, lều đất đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước về huyện Buôn Đôn để tham gia Lễ hội cắm trại và cổ vũ cho giải đua. Điều đặc biệt nhất của CampFest mùa 7 là mỗi người tham gia đều có cơ hội được trải nghiệm lái thử trên đường đua chuyên nghiệp, đầy kịch tính của các tay đua.

Giải đua xe địa hình “Thử thách vượt Đại Ngàn - Buôn Đôn 2023” sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 17/8 tại khu vực Hồ Thác Vàng, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 5 giờ trước
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Đà Bắc (Hòa Bình): Phát huy vai trò đảng viên, Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 5 giờ trước
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giáo dục - Thảo Khánh - 5 giờ trước
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Kinh tế - Thỏa Khánh - 5 giờ trước
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.