Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Hướng tới SEA Games 31: Cầu mây nữ - Gần 20 năm chưa đăng quang

Đặng Việt Hùng - 09:25, 08/04/2022

Lần đầu tiên Cầu mây nữ Việt Nam giành Huy chương Vàng SEA Games cách đây đã 19 năm và năm đó Việt Nam là chủ nhà. Năm nay, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, liệu lịch sử môn Cầu mây có lặp lại?

Đội tuyển Cầu mây nữ Việt Nam
Đội tuyển Cầu mây nữ Việt Nam

Khó khăn

Kể từ kỳ SEA Games 23 năm 2003 cho đến nay, cầu mây nữ Việt Nam đã từng giành được nhiều Huy chương Vàng (HCV) khác, như 2 HCV ASIAD 2006, 1 HCV Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016, tuy nhiên lại chưa thể có được lần thứ 2 giành HCV ở đấu trường SEA Games.

Với nhiều lý do khách nhau, trong đó phải kể đến đầu tiên là sự vươn lên mạnh mẽ của các đội tuyển trong khu vực như Myanmar, Malaysia và đặc biệt là Thái Lan, là nơi khởi nguồn của bộ môn cầu mây này. Ngoài ra, đó còn là sự thay đổi về lực lượng. Có những giai đoạn cầu mây nữ của Việt Nam bị trùng xuống rõ rệt. Tuy nhiên, một điều rất vui mừng khi giai đoạn Việt Nam đăng cai SEA Games 31 này, đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đang rất quyết tâm tìm lại HCV.

Trong 2 năm qua, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nên các giải thi đấu quốc tế môn cầu mây không diễn ra, điều đó gây ra những khó khăn cho các vân động viên (VĐV) khi không được cọ sát. Tuy nhiên, những giải đấu trong nước vẫn được tổ chức, như giải Vô địch Cầu mây quốc gia năm 2020, Giải vô địch các câu lạc bộ cầu mây quốc gia năm 2022…

Giải vô địch các câu lạc bộ cầu mây quốc gia 2022
Giải vô địch các câu lạc bộ cầu mây quốc gia 2022

Quyết tâm

SEA Games 31 là cơ hội thi đấu quốc tế đầu tiên của cầu mây Việt Nam trong vòng hơn 2 năm qua, nên tất cả đều đặt ra quyết tâm rất cao để đạt thành tích tốt. Trong tổng số 8 bộ huy chương của cầu mây tại SEA Games 31, ở nội dung thi đấu của nữ, chúng ta có cơ hội lên ngôi vô địch là lớn nhất. Còn với đội nam, vô địch là quá khó, vì Thái Lan quá mạnh ở tất cả các nội dung, do các vận động viên cầu mây của họ được thi đấu quanh năm. Một số quốc gia khác như Malaysia, Myanmar, Indonesia đều có lực lượng đội nam xuất sắc.

Các giải thi đấu cầu mây trong nước thuộc hệ thống thi đấu thể thao quốc gia được tổ chức thường niên nhằm tăng cường giao lưu, cọ sát và tìm ra những nhân tài mới.

Các nữ tuyển thủ hăng say tập luyện cho mục tiêu Vàng
Các nữ tuyển thủ hăng say tập luyện cho mục tiêu Vàng

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đang tập luyện hăng say ở Trường Đại học Thể dục thể thao (Bắc Ninh), đến cuối tháng 4 sẽ chuyển sang nhà thi đấu Hoàng Mai (Hà Nội) - địa điểm thi đấu môn cầu mây tại SEA Games 31 để làm quen sân đấu.

HLV Trưởng đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam Trần Thị Vui chia sẻ “Điểm mạnh của đội tuyển Cầu mây nữ Việt Nam ở đội ngũ tấn công. Các VĐV kỳ cựu có kinh nghiệm rất lớn và sự nhiệt huyết. Các VĐV trẻ có thể hình và kỹ thuật tốt. Đây là sự bứt phá lớn so với giai đoạn trước khi có sự kết hợp của kinh nghiệm và sức trẻ, hứa hẹn sẽ bứt phá trong kỳ SEA Games này”.

SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam, đây là cơ hội rất tốt để các VĐV tranh tài, khẳng định sự tiến bộ của thể thao nước nhà và hứa hẹn mang về những tấm huy chương danh giá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).