Trước đây, nhiều người vẫn quan niệm khác biệt ngôn ngữ là rào cản trong giao tiếp, giáo dục cũng như phát triển tư duy cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh sự đa dạng ngôn ngữ không phải là rào cản, mà là vẻ đẹp trong văn hóa; thậm chí còn là nền tảng giúp cho học sinh phát triển tư duy các môn học khác. Bởi vậy, thời gian qua, việc triển khai giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại một số địa phương được đánh giá là mô hình hay và mang lại nhiều hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS
Sáng nay 16/12 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT và UNICEF Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về tái khởi động Chương trình Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (dành cho trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS).
Từ thực tế chứng minh, việc triển khai giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (GDSNTCSTMĐ), không chỉ giúp cho vùng đồng bào DTTS gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, mà còn trực tiếp giúp học sinh tự tin trong giao tiếp và phát triển tư duy. Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật về chương trình này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, thời gian tới chúng ta cần phải sửa đổi trước khi nhân rộng mô hình.
Thời sự -
Hiếu Anh -
16:20, 28/01/2021 Ngày 28/1, tại trụ sở Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo tham vấn, vận động chính sách tái khởi động giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì Hội thảo.