Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đội tuyển nữ Việt Nam: Phía sau đỉnh cao...

PV - 10:50, 26/05/2023

Khi được hỏi về lý do không chắc chắn trong việc bảo vệ huy chương Vàng (HCV) SEA Games trước khi đại hội diễn ra, Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung thừa nhận đội tuyển nữ Việt Nam có những vấn đề khá rõ ràng để phải lo ngại. Giờ đây, sau chiến tích 4 HCV liên tiếp, có lẽ chúng ta cũng nên nhìn nhận từ góc độ ấy của ông Chung.

HLV Mai Đức Chung và cả đội trưởng Huỳnh Như đều đang ở đoạn cuối của chu kỳ thành công nhất của bóng đá nữ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Linh
HLV Mai Đức Chung và cả Đội trưởng Huỳnh Như đều đang ở đoạn cuối của chu kỳ thành công nhất của bóng đá nữ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Linh

Theo HLV Mai Đức Chung, thứ đáng lo nhất chính là việc độ tuổi bình quân của đội tuyển nữ Việt Nam cao nhất SEA Games. Với tuổi này, chúng ta có thừa kinh nghiệm, sự ăn ý để duy trì sức mạnh tại SEA Games, nhưng thực tế là đội tuyển đang "già" đi và bất kỳ nhà làm chuyên môn nào cũng biết, sự đi xuống có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Điểm mạnh nhất và cũng chính là điểm yếu nhất, đặc biệt là với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Campuchia.

Thực tế thì chúng ta đã để thua Philippines ở trận cuối cùng vòng bảng. Và, đây đã là lần thứ 2 các cô gái nhập tịch của đội tuyển Philippines khiến cho đoàn quân của ông Mai Đức Chung phải thất bại sau khi họ thắng ở trận bán kết giải vô địch Đông Nam Á. Một chút thiếu may mắn đã khiến cho Philippines không thể vượt qua vòng bảng, nhưng thử đặt trường hợp họ làm được điều đó thì sao?

Liệu chúng ta có thể thắng họ nếu gặp nhau ở trận đấu cuối cùng? Đó chính là điều mà ông Mai Đức Chung không đề cập đến, nhưng chắc chắn là người giàu sự từng trải như ông thì không thể không nghĩ đến.

Ông Mai Đức Chung đã ở tuổi "thất thập cổ lai hi" nhưng vẫn đang cố gắng đi cùng các "con cháu" của mình ở đoạn cuối cuộc hành trình vinh quang. Điều đó thật đáng quý. Nhưng sự tận tụy của ông Chung "gái" nhắc chúng ta nhớ đến một sự thật: Mọi thứ đang đi đến điểm cuối cùng của cái gọi là điểm cực đại trong sự phát triển của bóng đá nữ.

HLV giàu thành tích nhất lịch sử thì đã ngoài 70, ngôi sao lớn nhất lịch sử bóng đá nữ thì cũng đã ngoài 30. Họ vẫn còn đang cống hiến, điều đó thật tuyệt nhưng cũng có nghĩa là đến lúc họ sẽ phải nghỉ ngơi trên vinh quang chứ không thể kéo dài thời gian thêm nhiều nữa. Như vậy, đội tuyển nữ Việt Nam đang rất mạnh, nhưng họ hầu như không thể làm được điều gì tốt hơn được nữa ngoài một chút kỳ vọng bất ngờ tại World Cup 2023.

Một lần nữa, bóng đá Việt Nam đang đối diện với "vấn đề thế hệ". Cả bóng đá nam lẫn nữ, đều sở hữu một thế hệ "kim cương" và rất tiếc, đây là thời điểm cuối của thế hệ ấy. Đầu năm, HLV Park Hang Seo rời đi, cuối năm nay, chắc ông Mai Đức Chung cũng sẽ nghỉ.

Có một không gian khá mơ hồ phía sau phần đỉnh cao của 2 đội tuyển. Thực tế thì bóng đá Việt Nam hiện nay không thể tụt dốc nhanh như trước, vì tiến độ xây dựng thế hệ kế cận đang được triển khai quyết liệt, không để mắc sai lầm về khoảng trống như trước đây. Tuy nhiên, sự thật là dù bóng đá Việt Nam có thể không yếu đi, nhưng khả năng mạnh hơn, tốt hơn lại không có cơ sở để tính toán.

Chúng ta lấy ví dụ ngay từ bóng đá nữ. Vừa có chiếc HCV SEA Games thứ 4 liên tiếp, nghĩa là đội bóng của ông Mai Đức Chung đứng đầu khu vực suốt 1 thập kỷ, nhưng hệ thống nền tảng thì có gì thay đổi không? Gần như là không.

Giải vô địch nữ cũng vậy với chừng đó CLB và ngôi vô địch cũng chẳng thay đổi gì kể cả khi VFF sáng tạo thêm Cúp quốc gia. Điều này có nghĩa hệ thống "bộ lọc" nhân tài vẫn thế, khả năng đào tạo vẫn thế, chỉ chờ có thêm sự may mắn nào đó mang tên Huỳnh Như 2.0 xuất hiện. Tất nhiên là khó có điều đó xảy ra, bởi Huỳnh Như đang vạch ra các giới hạn gần như cao nhất mà những đàn em của cô chưa thấy ai đủ sức tiếp cận.

Hãy nhìn sang Philippines. Họ làm gì để nâng cấp đội tuyển thì đó là việc của họ, nhưng hãy nhớ là Philippines cũng sẽ dự World Cup 2023 cùng với Việt Nam, tức là đã làm được điều tương tự như Thái Lan từng làm. Xét công bằng, chính đội bóng có nhiều cầu thủ Phi kiều to cao, trẻ trung này đang giữ nhiều hi vọng làm được điều đặc biệt nhất ở World Cup trong thời gian tới. Họ đã thắng chúng ta trong những lần gần nhất, có thể việc này sẽ còn tiếp diễn.

Câu chuyện hiện tại, đó là không phải lo lắng về sức mạnh của bóng đá Việt Nam, mà cái đáng nói vẫn là cái gọi là chiến lược nâng tầm. Ví dụ như bóng đá nữ, những gì đang có đã "vét" mọi nguồn lực từ HLV đến cầu thủ. Theo quy luật thì mọi thứ sau khi phát triển lên đến đỉnh cao sẽ phải đi xuống. Vậy có cơ sở nào để bàn đến chuyện "đi lên"?

Ở bóng đá nam cũng vậy thôi. Chúng ta mời được một HLV giàu kinh nghiệm và có đẳng cấp như ông Philippe Troussier nhưng đó là sự thay đổi duy nhất, mang tính thời điểm hơn là dấu chấm trên chữ "i" cho một chiến lược hoàn hảo. Những thay đổi của HLV Troussier là tích cực, nhưng về cơ bản, nó không đủ và khó đạt hiệu quả tối ưu khi nguồn lực trong tay ông hạn chế, bởi điều quan trọng nhất là hệ thống thi đấu nội địa, là khâu đào tạo, là kế hoạch dài hơi cho các tuyến U thì vẫn chưa có gì nhúc nhích.

Điển hình như ở đội tuyển U, hiện vẫn chỉ mới có một HLV Hoàng Anh Tuấn là được chuyên biệt lo khâu huấn luyện. Suốt từ 2015 đến nay, chẳng có ai khác tạo được sự đột phá về thành tích của các đội U cả, dù áp lực ở "phân khúc" này không lớn. Trường hợp của ông Hoàng Anh Tuấn cũng khiến chúng ta phải nhắc đến V-League, nơi mà các đội bóng đang dẫn đầu giải đều do các HLV nước ngoài cầm quân.

Nghĩa là hệ thống thi đấu quan trọng nhất của nền bóng đá không chỉ yếu về khâu giới thiệu nhân tài mà còn đang đi vào lối mòn về vấn đề chiến thuật. Hãy nghĩ xem, nếu các HLV nội của Việt Nam đều không cải thiện trình độ nghề nghiệp, cập nhật cái mới trong chuyên môn, thì các đội tuyển U hay cách đào tạo cầu thủ trẻ làm sao có khác biệt đáng kể nào?

Nói như vậy không phải là "chê", hay lo lắng về trình độ của bóng đá Việt Nam. Nhưng vì bản chất của tương lai, chúng ta đang bàn khá nhiều đến World Cup, đến sự hòa nhập mạnh mẽ hơn với phần chóp của bóng đá thế giới, nên mới thấy lo ngại. Bởi nói cho cùng, cần phải có những suy nghĩ lo lắng, những góc nhìn thực tế ở tầm chuyên gia lão làng như HLV Mai Đức Chung thì mới biết được cần làm gì để cho mọi thứ tốt hơn. 

HLV Mai Đức Chung vạch chiến lược cho bóng đá nữ Việt Nam

Trong cuộc giao lưu với người hâm mộ sáng 24/5. HLV Mai Đức Chung đã bày tỏ quan điểm của ông nhằm phát triển nền bóng đá nước nhà.

Theo ông, bóng đá nữ Việt Nam muốn phát triển tốt thì cần phải mở rộng các trung tâm bóng đá nữ. Ông Mai Đức Chung cho biết đã đề xuất với lãnh đạo VFF thành lập ra 3 trung tâm bóng đá nữ. Hiện tại bóng đá Việt Nam mới có trung tâm đào tạo bóng đá nữ tại Trung tâm đào tạo trẻ VFF. Theo HLV Mai Đức Chung, Việt Nam cần thêm 2 trung tâm bóng đá nữ ở Huế hoặc Đà Nẵng, hoặc ở TP. Hồ Chí Minh hoặc miền Tây.

Lý do được ông Chung chỉ ra là hiện nay có rất nhiều bạn nữ muốn chơi bóng đá, nhưng phải đi xa, từ Kiên Giang ra TP. Hồ Chí Minh, hoặc từ các nơi khác ra Hà Nội để đăng ký tập luyện. Thế nên, nếu VFF lập ra nhiều trung tâm hơn thì sẽ thuận tiện hơn cho các bạn nữ tiếp cận các trung tâm bóng đá nữ, giúp họ không phải di chuyển quá xa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
V-League 2023 và những cuộc chiến ở "đỉnh" và "đáy"

V-League 2023 và những cuộc chiến ở "đỉnh" và "đáy"

Vòng 11 V-League 2023 chứng kiến cả chung kết "xuôi" và "ngược". Ở trên đỉnh, Thanh Hóa liệu có bứt đi hay CAHN níu lại. Còn dưới đáy, SHB Đà Nẵng và B.Bình Dương, ai sẽ phát huy bản năng "sinh tồn" để trỗi dậy trước khi quá muộn.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 33 phút trước
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 38 phút trước
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 6 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 7 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 9 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 9 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 9 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.