Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Điểm lại 16 tấm vé của thể thao Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hoàng Minh - 16:20, 02/07/2024

Đoàn Thể thao Việt Nam đã giành được 14 tấm vé chính thức và 2 suất đặc cách tham dự Olympic Paris khởi tranh cuối tháng 7 này, qua đó hoàn thành chỉ tiêu giành từ 12 - 15 suất tham dự ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.

Thể thao Việt Nam giành được 16 suất tham dự Olympic Paris 2024. (Ảnh IT)
Thể thao Việt Nam giành được 16 suất tham dự Olympic Paris 2024. (Ảnh IT)

Theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao cho biết, Liên đoàn Bơi thế giới vừa gửi thông báo chính thức về việc vận động viên Võ Thị Mỹ Tiên được trao suất đặc cách tham dự Thế vận hội mùa Hè - Olympic Paris 2024. Để có được tấm vé này, Mỹ Tiên đã thể hiện rất tốt ở vòng loại Thế vận hội năm nay, khi đạt được 775 điểm, thành tích tốt nhất trong các kình ngư nữ của Việt Nam.

Cùng với đó, cô cũng là vận động viên bơi duy nhất của Việt Nam vượt chuẩn để tham dự Giải bơi vô địch thế giới 2023, một điều kiện bắt buộc nhằm lấy suất đặc cách Olympic ở môn bơi.

Suất đặc cách tham dự Olympic Paris còn lại của thể thao Việt Nam thuộc về vận động viên điền kinh Trần Thị Nhi Yến. Được biết, Trần Thị Nhi Yến đang là tuyển thủ điền kinh trọng điểm của thể thao Việt Nam. Tới lúc này, Nhi Yến đang được chuẩn bị chuyên môn kỹ lưỡng nhất để có cơ hội thi đấu Olympic Paris (Pháp) 2024.

Tháng 4/2024 vừa qua, Nhi Yến là tuyển thủ chủ lực của đội điền kinh trẻ Việt Nam dự giải điền kinh trẻ châu Á 2024 ở UAE. Kết thúc tranh tài, chân chạy người quê gốc Long An này giành 2 Huy chương Bạc, đồng thời chỉ số thành tích đã đạt chuẩn của IAAF để có suất góp mặt giải điền kinh vô địch trẻ thế giới 2024.

Ngoài 2 suất đặc cách trên, thể thao Việt Nam còn có 14 suất chính thức tham dự Olympic Paris 2024, đó là: Nguyễn Thị Thật (Xe đạp), Nguyễn Huy Hoàng (Bơi), Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền (Bắn súng), Trịnh Văn Vinh (Cử tạ), Nguyễn Thị Hương (Canoeing), Phạm Thị Huệ (Rowing) Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát (Cầu lông), Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (Boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (Bắn cung), Hoàng Thị Tình (Judo).

Olympic Paris 2024 dự kiến có 32 môn thể thao với 329 nội dung (Ảnh IT)
Olympic Paris 2024 dự kiến có 32 môn thể thao với 329 nội dung (Ảnh IT)

So với kỳ Olympic Tokyo 2020, khá đáng tiếc khi đội tuyển Thể dục dụng cụ Việt Nam không thể giành vé tại kỳ đại hội lần này, khi 2 VĐV từng giành vé tại kỳ Olympic trước là Đinh Phương Thành và Lê Thanh Tùng đều đã bước qua đỉnh cao phong độ và đang điều trị chấn thương. Đây cũng là kỳ Olympic đầu tiên Thể dục dụng cụ Việt Nam vắng bóng sau 3 kỳ Olympic liên tiếp góp mặt bằng các tấm vé chính thức tại Olympic 2012, 2016, 2020.

Đội tuyển cử tạ cũng chỉ có thể đưa Trịnh Văn Vinh đến với Olympic Paris 2024. Đây được xem là nốt trầm của đội tuyển cử tạ khi tại kỳ Đại hội cách đây 4 năm có tới 2 vận động viên tham dự là Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên.

Tại Olympic Paris 2024, đội tuyển bắn súng đã trở về thời kỳ đỉnh cao khi có tới 2 vận động viên giành vé chính thức là Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền. Hai vận động viên trẻ tuổi này được kỳ vọng sẽ làm lên kỳ tích như Hoàng Xuân Vinh hồi năm 2016.

Ở môn bơi, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng cũng tiếp tục ghi tên ở kỳ Olympic thứ hai trong cuộc đời VĐV, tính tới thời điểm này. Nhóm các môn vẫn giữ vững được số lượng VĐV giành vé như kỳ Olympic trước gồm có: Đua thuyền (2 VĐV) Cầu lông (2 VĐV), Bắn cung (2 VĐV), Boxing (2 VĐV), Judo (1 VĐV). Xe đạp cũng có kỳ Đại hội thành công khi giới thiệu được gương mặt xuất sắc dự Thế vận hội là cua-rơ Nguyễn Thị Thật...

Được biết, để có được kết quả tích cực này, ngay từ năm 2023, các nhà chuyên môn của Thể thao Việt Nam đã phân tích lực lượng để xác định được rằng chúng ta có khoảng 30 VĐV có khả năng tranh chấp suất tham dự Olympic ở các môn Bắn súng, Cử tạ, Xe đạp, Cầu lông, Boxing, Taekwondo, Thể dục dụng cụ, Đua thuyền, Cầu lông, Điền kinh, Bơi. Sau khi phân tích kỹ các đối thủ, chúng ta cũng đã xác định mục tiêu phấn đấu giành từ 12-15 suất tham dự Olympic Paris 2024 ở các môn này và đề ra các kế hoạch cụ thể, quy trình tập huấn, thi đấu bài bản, khoa học cho việc hoàn thành chỉ tiêu.

Dự kiến ngày 20/7, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ nhập làng Olympic tại Paris. Một số VĐV đang tập huấn tại nước ngoài sẽ di chuyển thẳng tới làng VĐV, sau đó hội quân cùng Đoàn Thể thao Việt Nam.

Chương trình Thế vận hội mùa Hè 2024 dự kiến có 32 môn thể thao với 329 nội dung. Đây là kỳ Thế vận hội mùa hè đầu tiên kể từ năm 1960 có ít nội dung thi đấu hơn kỳ Thế vận hội trước. Tại Olympic Tokyo 2020, nước chủ nhà tổ chức 339 nội dung. Tại kỳ Olympic này môn Karate, bóng chày không được đưa vào chương trình thi đấu; một số môn khác cũng có số nội dung ít đi như môn cử tạ. Trong khi đó môn breaking lại lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu.

Đặc biệt nước chủ nhà cũng đã chuẩn bị cho một lễ khai mạc ngoạn mục và mang tính chất mở, dễ tiếp cận với các khán giả. Trong đó đáng chú ý là màn diễu hành bằng thuyền dọc sông Seine, bắt đầu từ cầu Austerlitz cho tới cầu Léna. Hành trình dài 6 km này sẽ đi qua các địa danh nổi tiếng như Viện bảo tàng Louvrem, Nhà thờ Đức Bà Paris và Quảng trường Concorde cùng với đó là những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
11 nữ sinh xuất sắc tranh tài tại Chung kết Hoa khôi Putaleng 2024

11 nữ sinh xuất sắc tranh tài tại Chung kết Hoa khôi Putaleng 2024

Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, 11 thí sinh xuất sắc nhất đã sẵn sàng tranh tài cho ngôi vị Hoa khôi Putaleng 2024. Đêm Chung kết được tổ chức tại khách sạn Mường Thanh, Tp. Lai Châu vào tối 6/10 tới, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều màn trình diễn ấn tượng, để tôn vinh vẻ đẹp, trí tuệ và tài năng của các nữ sinh Lai Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương lãnh đạo các nước

Thời sự - PV - 21:30, 05/10/2024
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), ngày 5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Bảo vệ dân sự và Thể thao Thụy Sĩ Viola Amherd.
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Thời sự - PV - 21:25, 05/10/2024
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thời sự - PV - 21:15, 05/10/2024
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Thời sự - PV - 17:30, 05/10/2024
Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng 5/10 (theo giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu ở các nước trong cộng đồng khối Pháp ngữ.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 14:56, 05/10/2024
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 14:48, 05/10/2024
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thời sự - Minh Nhật - 14:43, 05/10/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 14:38, 05/10/2024
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 14:29, 05/10/2024
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 14:28, 05/10/2024
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.