Ngày 3/1, lãnh đạo Công an huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa phối hợp Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội bán điện thoại “xịn” giá “bèo”, lừa đảo hơn 3.000 người, chiếm đoạt 8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Nghệ An vừa phá chuyên án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”, bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây giả danh cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 24/2, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa triệt phá chuyên án lợi dụng chiêu trò “mê tín dị đoan” dẫn dụ người dân tu tập, lừa đảo chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng.
Thông tin từ Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nông Thị Thu Huyền (SN 1980) để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 25/6, Văn phòng cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối tượng Lê Thị Thanh Tâm (56 tuổi) trú xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều người dân, nhất là đồng bào sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi… do thiếu thông tin, hoặc hiểu không đầy đủ về các thủ đoạn phạm tội, đã bị lừa chiếm đoạt tiền với số lượng lớn.
Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp. Người dân cần nâng cao cảnh giác đề phòng trước các thủ đoạn của loại tội phạm này.
Anh Y Nghiêm hỏi: Tôi vừa mua một chiếc xe máy trị giá trên 30 triệu đồng, cách đây 1 tháng. Tuần vừa rồi, anh Y Ót cạnh nhà có hỏi mượn xe đi 1 lúc sẽ trả. Tuy nhiên, anh đã không trả như đã hẹn. Sau đó, anh Y Ót cho biết, do ham vui nên đã cầm chiếc xe và đánh bạc hết. Vậy trong trường hợp này tôi phải làm gì?