Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Cần Thơ: Họp mặt hữu nghị nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022

N.Tâm - H.Diễm - 18:16, 01/04/2022

Ngày 1/4, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt hữu nghị Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 và Kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2022).

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam TP. Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân phát biểu tại buổi họp mặt
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam TP. Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân phát biểu tại buổi họp mặt

Dự buổi họp mặt có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương 3 (Ủy ban Dân tộc) Nguyễn Hoàng Hành và hơn 100 đại biểu là các thành viên là người dân tộc Khmer trong Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Về phía Campuchia, có Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh Sok Dareth và phu nhân, cùng đoàn Lãnh sự quán và các bạn sinh viên Campuchia đang học tại các trường đại học trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Các đại biểu dự buổi gặp mặt
Các đại biểu dự buổi gặp mặt

Trong 2 năm 2020 - 2021, dù phải chịu nhiều tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, quan hệ Việt Nam - Campuchia vẫn tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trên các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng, an ninh cho đến kinh tế - thương mại - đầu tư, văn hóa - giáo dục, hợp tác đa phương giữa TP. Cần Thơ với nhân dân Campuchia như: Tuyên truyền về nếp sống truyền thống hữu nghị hợp tác giữa chính phủ và nhân dân các nước, đặc biệt tuyên truyền quảng bá về cộng đồng ASEAN, nâng cao ý thức vì cộng đồng trong khu vực; vận động giúp đỡ gia đình những hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nhân dân Campuchia trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19… với tổng giá trị gần 450 triệu đồng.

Để tăng cường tình đoàn kết giữa hai nước nói chung và TP. Cần Thơ - Campuchia nói riêng, thời gian qua, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP. Cần Thơ đã có nhiều hoạt động tăng cường mối quan hệ hữu nghị. Đặc biệt, từ năm 2019, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Cần Thơ và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Thành phố đã phát động chương trình “Ươm mầm hữu nghị”. Đây là một hoạt động ý nghĩa, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên Campuchia đang học tập tại TP. Cần Thơ.

Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam TP. Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân khẳng định, chính quyền và Nhân dân TP. Cần Thơ luôn xác định tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết với nhân dân Campuchia là yếu tố đối ngoại quan trọng trong quan hệ quốc tế, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và phát triển đất nước của hai dân tộc. Nhiều năm qua, TP. Cần Thơ đã ký kết hợp tác với tỉnh Kampong Chnăng và Battampang; thường xuyên tổ chức các đoàn cấp cao thăm các địa phương, quân đội Hoàng gia Campuchia, thăm bà con việt kiều đang sinh sống và làm ăn tại Campuchia vào những dịp lễ, Tết, những dịp kỷ niệm quan trọng của hai nước; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân…

Qua đó, góp phần giữ vững, vun đắp tình đoàn kết giữa Nhân dân hai nước ngày càng bền chặt. TP. Cần Thơ luôn hỗ trợ duy trì các suất học bổng cho sinh viên Campuchia đang theo học tại Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ.

Nhân dịp họp mặt, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ gửi lời chúc đồng bào dân tộc Khmer của Việt Nam và Nhân dân Vương Quốc Campuchia đón mừng năm mới, may mắn, mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Cũng trong buổi họp mặt, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Cần Thơ và Thượng tọa Lý Hùng, Trụ trì Chùa Pitu Khôsa Răngsây đã tặng 21 phần quà cho sinh viên Campuchia (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng, từ nguồn vận động xã hội hóa).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.