Chủ đề của Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozone năm 2022 là “Hợp tác toàn cầu bảo vệ sự sống trên Trái Đất”, nêu bật sự cần thiết phải hợp tác hành động, xây dựng quan hệ đối tác và phát triển hợp tác toàn cầu để giải quyết các thách thức khí hậu và bảo vệ sự sống trên Trái Đất cho các thế hệ tương lai.
Pháp đã phóng thành công một vệ tinh hiện đại lên quỹ đạo Trái Đất, được thiết kể để giúp các lực lượng quân sự của Pháp trên thế giới liên lạc nhanh chóng và an toàn hơn.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 6/9 xác nhận rằng tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance đã thành công trong việc thu thập mẫu đá đầu tiên cho các nhà khoa học để nghiên cứu xem khi nào một sứ mệnh trong tương lai có thể đưa mẫu đá này trở về Trái Đất.
Dựa trên chuyển động của sóng địa chấn từ các trận động đất lớn, các nhà nghiên cứu Australia đã xác nhận sự tồn tại của một cấu trúc riêng biệt bên trong lõi Trái Đất - một quả cầu hợp kim sắt Niken đặc có sức nóng khủng khiếp với đường kính 1.350 km.
Ngày Trái đất 22/4/2022 có chủ đề “Đầu tư vào Hành tinh của Chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi người đều có thể góp sức vào việc giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất bằng những việc làm thiết thực hàng ngày.
Các nhà khoa học phát hiện ra Trái Đất không còn sáng như trước đây và đang tối dần đi với tốc độ đáng kể trong vài năm qua.
Dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) về tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tới đời sống nhân loại đã cho thấy những con số đáng báo động.
Hai hợp chất hữu cơ cần thiết cho các sinh vật sống là Uracil và Niacin đã được tìm thấy trong các mẫu thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu, qua đó củng cố quan điểm cho rằng một số thành phần quan trọng cho sự ra đời của sự sống đến từ các tảng đá trong không gian hàng tỷ năm trước.
Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo nếu không kiểm soát được tình trạng nóng lên toàn cầu theo mục tiêu đã đề ra trong các hiệp ước quốc tế về ứng phó với BĐKH, hậu quả đối với loài người sẽ hết sức khó lường.
Trong sứ mạng kéo dài 12 năm này, tàu vũ trụ Lucy, đóng vai một robot khảo cổ học, sẽ giúp trả lời các câu hỏi về cách các hành tinh khổng lồ hình thành.
Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng lượng ôxy trong bầu khí quyển liên quan việc ngày trên Trái đất trở nên dài hơn và lượng ánh sáng ban ngày tăng lên do Trái đất quay chậm lại.
Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".
Từ đêm 15/5 đến sáng 16/5, tùy từng múi giờ, người yêu thiên văn trên khắp thế giới sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần đầu tiên năm 2022 khi trăng tròn đi qua bóng của Trái đất. Ở Việt Nam nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 9 giờ 28 phút ngày 16/5 (giờ Hà Nội) và đạt cực đại vào 11 giờ 11 phút cùng ngày.
Tối 13/10 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ của công ty Blue Origin đã trở lại Trái Đất, kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ.
Ngay sau khi CHANGE phát động kêu gọi cộng đồng cùng hưởng ứng chiến dịch toàn cầu “Ngày Trái đất quá tải” (Earth Overshoot Day), đã có rất nhiều các nghệ sĩ, người nổi tiếng đã đồng hành, cùng kêu gọi và lan tỏa thông điệp “Trái đất hụt hơi - Hoãn ngày quá tải”, sống vừa đủ để bảo vệ môi trường sống chung lẫn giảm tải cho Trái đất, cũng như cam kết tập dần cho chính mình các thói quen sống xanh.